Loading
Overlay

Ủng hộ sa thải những designer dựa dẫm hoàn toàn vào AI để làm việc, nữ ứng viên nhận lương “khủng”

Nhờ sự quyết đoán và mạnh mẽ của mình, ứng viên này đã được deal lương gần 30 triệu đồng.

Mở đầu tập 5 Cơ Hội Cho Ai là phần thi của cặp ứng viên đầy kinh nghiệm trong ngành sáng tạo: Phùng Thu Trang và  Bùi Duy Anh.

Ứng viên Phùng Thu Trang (27 tuổi) đến từ Hà Nội, có 7 năm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, 3 năm kinh nghiệm làm quản lý thiết kế. Cô từng đảm nhiệm vị trí giám đốc sáng tạo cho doanh nghiệp, tham gia nhiều dự án thiết kế cho các công ty lớn trên toàn quốc. Với những đóng góp của mình, Thu Trang đạt được doanh nghiệp trao tặng giải Nhân viên xuất sắc quý 2-3-4 và Nhân viên xuất sắc năm 2022.

Đối thủ của Phùng Thu Trang là một ứng viên đa tài, đa năng và có thâm niên trong nghề – Bùi Duy Anh (34 tuổi) đến từ TP. HCM.  Ứng viên Duy Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện các giải pháp truyền thông, 5 năm kinh nghiệm làm truyền thông số, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân, từng đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo cho các chiến dịch của thương hiệu lớn, giám đốc điều hành cho một công ty truyền thông giải trí. Bên cạnh đó, anh còn thực hiện nhiều vai trò chuyên môn khác như: biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất.

Vòng Đối mặt diễn ra với phần tranh luận giữa hai giám đốc sáng tạo là Phùng Thu Trang và Bùi Duy Anh về chủ đề: “Khi công nghệ phát triển vượt bậc, người ta bắt đầu lo ngại về việc con người lạm dụng công nghệ khiến con người chai lì cảm xúc, lười tư duy sáng tạo. Bạn đồng ý hay phản đối ý kiến này?” .

Tuy cả hai đều thống nhất không đồng ý với quan điểm đưa ra trong chủ đề tranh biện, nhưng mỗi người lại có những lập luận và lý lẽ riêng.

Thu Trang cho rằng thay vì lo ngại công nghệ thay thế chúng ta thì chúng ta nên nâng cấp bản thân để làm chủ nó vì theo cô, chỉ người không có khả năng mới sợ trí tuệ nhân tạo thay thế. Không dừng lại ở đó, Thu Trang còn dứt khoát khẳng định nên đào thải những designer dựa hoàn toàn vào trí tuệ nhân tạo vì ngành nghề của cô là ngành nghề sáng tạo.

Về phần mình, Duy Anh chia sẻ bản thân mình cũng đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ công việc và không cảm thấy nó làm chai lì cảm xúc hay lười tư duy sáng tạo đi.

Ngay lập tức, Sếp Vũ Anh hỏi: ” Em biết Chat GPT bị hạn chế về dữ liệu không?” và ứng viên Duy Anh thú nhận chưa tìm hiểu sâu việc đó. Sau đó, Sếp Vũ Anh chia sẻ thông tin rằng Chat GPT chỉ được huấn luyện dữ liệu đến 2021, sau 2021 nó không trả lời được. Nếu dùng Chat GPT để tìm kiếm những trend mới nhất sẽ không có.

Kết thúc vòng Đối mặt, Phùng Thu Trang nhận được 4/5 sếp bình chọn, còn Duy Anh chỉ được một sếp bình chọn. Bước vào vòng Chinh phục, ứng viên Phùng Thu Trang đã thể hiện năng lực và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực thiết kế, bằng việc cho các sếp thấy những sản phẩm bản thân đã làm và cảm thấy tự hào.

Sếp Hiếu sau khi xem CV của Thu Trang thắc mắc vì sao lại nhảy việc nhiều, liệu có phải hết cảm hứng không. Thu Trang liền giải thích công việc đầu tiên cô làm khi còn trên ghế nhà trường, hai công ty tiếp theo là cùng một tập đoàn, các công ty tiếp theo vì lý do dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế, công ty cắt giảm nhân sự nên phải nghỉ. Thu Trang cho biết thêm quan điểm bản thân không bao giờ từ bỏ người quản lý trực tiếp trừ khi họ không còn cần mình nữa.

Lần lượt sau đó, các sếp có đặt câu hỏi để thử thách ứng viên này. Bị Thu Trang thuyết phục, sếp Vũ Linh không lâu sau đó đã ấn chuyển đèn. Kết quả chung cuộc, ứng viên Thu Trang đã nhận được hai đèn đỏ từ Sếp Tiến và Sếp Lan, ba đèn xanh từ sếp Vũ Anh, sếp Hiếu và sếp Vũ Linh và thành công giành quyền vào vòng 3 để trực tiếp deal lương.

Trong vòng 3, Thu Trang nhận được ba offer, trong đó Sếp Vũ Anh muốn tuyển cô vào vị trí UI/UX designer với mức lương 20.000.000 đồng, Sếp Hiếu đề xuất Thu Trang vào vị trí Trưởng phòng thiết kế kiêm trợ lý BOD (Quản lý hình ảnh tập đoàn) với mức lương 25.868.686 đồng, còn Sếp Vũ Linh offer Thu Trang vào vị trí Art director với mức lương 26.500.5000 đồng.

Vậy là điều không mong muốn nhất của mọi ứng viên khi đến với chương trình đã xảy ra. Không ai trong ba sếp đưa ra mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương kỳ vọng của Thu Trang là 27.777.777 đồng, buộc cô gái phải sử dụng quyền thương lượng.

Sau khi Thu Trang chọn thương lượng với sếp đưa ra mức lương cao nhất là sếp Vũ Linh. Nữ ứng viên cho biết mình không ngại tăng ca thứ 7, chủ nhật và nhận thêm các công việc liên quan đến trang trí cửa hàng, website và rất các những thứ khác ngoài thời trang. Tuy nhiên, đề xuất này chưa thuyết phục được sếp Vũ Linh bởi “mức lương anh đưa ra ở vị trí Art Director đã bao gồm làm thứ 7 và cả những công việc nêu trên”.

Thấy Thu Trang bị dồn vào thế bí, sếp Vũ Linh nói thêm có điều gì mà ứng viên này chưa mang ra để “flex” không thì Thu Trang lập tức lấy lại sự tự tin và nói: “Ngoài nền tảng về nghệ thuật và thiết kế, em còn có nền tảng khổng lồ về marketing em chấp nhận nhận thêm công việc của Marketing”.

Sự tự tin và dứt khoát trong câu trả lời của Thu Trang đã giúp cô thương lượng thành công với sếp Vũ Linh và nhận lời làm Art Director tại Ivymoda với mức lương  27.777.777 đồng.

Làm luật sư 7 năm, có công ty riêng, ứng viên vẫn đi tìm cơ hội – Sếp lớn khuyên gì?

Trong chương trình “Cơ hội cho ai” mùa 5, có 2 ứng viên cùng làm nghề luật sư đã tham gia tranh luận để được làm việc cho các sếp lớn. 

Luật sư dày dạn kinh nghiệm vẫn đi tìm cơ hội

Đỗ Văn Luận, 30 tuổi đến từ Đắk Nông Tốt nghiệp khoa Luật Hình sự – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Anh có 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn Pháp luật và tham gia tố tụng. Văn Luận từng là Trưởng chi nhánh TP. HCM của 1 công ty Luật, hiện đang là Giám đốc của Công ty Luật TNHH Lập Phương. 

Đến với chương trình, chàng trai 30 tuổi hy vọng sẽ tìm được một cơ hội vừa phát huy được khả năng hiện tại, vừa học thêm những bài học mới.

Cùng tham gia chương trình, Nguyễn Minh Thành, 34 tuổi đến từ Lâm Đồng. Anh sở hữu bằng Thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự tại Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM. Ngoài ra, Minh Thành còn có chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước, chứng chỉ hoàn tất khóa học đào tạo nghề công chứng tại Học viện Tư pháp TP. HCM, và có 9 năm kinh nghiệm làm việc tại Phòng công chứng thuộc sở Tư Pháp HCM. Chưa kể, anh đã có 5 lần đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đoạt giải Nhất trong Hội thi tuyên truyền, hiến kế cải cách thủ tục hành chính 2019. 

Mục tiêu lớn nhất khi đến với chương trình Cơ Hội Cho Ai – Whose Chance? của Minh Thành là tìm được một môi trường anh có thể yên tâm phát triển bản thân cũng như đóng góp giá trị cho doanh nghiệp.

Bước vào vòng Đối mặt, hai ứng viên Đỗ Văn Luận và Nguyễn Minh Thành tranh biện với chủ đề: ‘Có quan điểm cho rằng, thế hệ trẻ hiện nay có khả năng chịu áp lực kém hơn các thế hệ trước. Bạn ủng hộ hay phản đối quan điểm này?’

Ứng viên Văn Luận giành quyền trình bày trước và anh phản đối quan điểm trên. Theo anh mỗi thế hệ đều có những áp lực khác nhau và đối mặt với những thời cơ, thách thức khác nhau. Thế hệ nào cũng đang làm rất tốt trách nhiệm của mình và mức độ chịu áp lực là tương đương.  

Ứng viên Minh Thành cũng phản đối quan điểm trong chủ đề tranh biện. Anh cho rằng khi so sánh phải đặt cùng hệ giá trị cùng hệ quy chiếu. Trong khi áp lực của thế hệ trước là khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, điều kiện học tập, thiếu ăn, thiếu mặc, còn thế hệ ngày nay lại đối mặt với sự bùng nổ công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vì vậy kiến thức của họ phải cập nhật thường xuyên. 

Tuy nhiên, theo Minh Thành thế hệ trẻ ngày nay có nhiều ưu thế hơn bởi họ có sự năng động, sáng tạo được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến vì vậy họ có tư duy phản biện, có quan điểm mới. 

Lời khuyên của sếp lớn

Muốn hiểu hơn về hai ứng viên, Sếp Hiếu đã đặt câu hỏi về những áp lực mà Văn Luận và Minh Thành đang đối mặt. Văn Luận chia sẻ về áp lực lớn nhất mình “Em sợ tốc độ thành công của mình không theo kịp tốc độ già đi của ba mẹ.”

Còn sếp Vũ Linh cho rằng Văn Luận còn áp lực vô hình nào đó nữa thì anh mới đến chương trình tìm việc trong khi bản thân đang có công ty riêng. 

Giải đáp thắc mắc của Sếp Vũ Linh, Văn Luận cho biết: ‘Lượng khách hàng của em đang chưa thật sự phát triển nên đây là cơ hội để em phát triển bản thân.’

Sếp Hoàng Nam Tiến

Về phía Minh Thành bày tỏ: “Sau một quá trình dài em thực hiện công việc lặp đi lặp lại hơn 10 năm thì em phải nhìn lại bản thân để có định hướng tương lai. Đồng thời em phải cân bằng giữa tham vọng của bản thân và việc quan tâm bảo vệ gia đình để vợ con hạnh phúc hơn em và mẹ em trước đây.”

Những khủng hoảng và áp lực của Văn Luận và Minh Thành được các cả MC Tiến Dũng và các sếp chia sẻ vì họ đều đã trải qua. Sau khi lắng nghe câu chuyện của cả hai, sếp Hoàng Nam Tiến đã đưa ra lời góp ý trước khi bước vào vòng tiếp theo.

“Con người ta ở độ tuổi từ 28-35 tuổi gọi là khủng hoảng tuổi trưởng thành, khi đó các bạn có một chút quan hệ, một chút tiền bạc và các bạn muốn làm gì đấy cho bản thân thì việc quan trọng nhất tại thời điểm này là các bạn phải đi học. Nếu được khuyên thì tôi sẽ nói các bạn đừng thuyết phục các sếp để được đi làm vội. Hãy dành ra cho mình khoảng 1 năm rưỡi đi học” – Sếp Tiến chia sẻ.

Ông nói thêm: “Giống như 13 tuổi là tuổi dậy thì, 28 – 35 tuổi là khủng hoảng tuổi trưởng thành. Chúng ta nên dừng lại một nhịp, bỏ ra một khoảng thời gian để hiểu rõ năng lực, giá trị của mình, học thêm một hướng mới để tạo ra điểm đột phá về sau này. Bởi vì sau ngưỡng này, các bạn sẽ có cuộc bứt phá liên tục từ tuổi 48 – 50.”

Ứng viên mới năm 3 đại học nhưng được nhà tuyển dụng đánh giá như kỹ sư 10 năm kinh nghiệm

Ứng viên Hoàng Hải Nam chỉ là sinh viên năm 3 đại học nhưng đã xuất sắc đánh bại đối thủ giàu kinh nghiệm và giành được offer từ 5 vị Sếp quyền lực của chương trình.

Tập 7 của chương trình Cơ hội cho ai – Whose chance? mùa 5 là cuộc đối đầu nảy lửa giữa 2 ứng viên đầu tiên xuất hiện trong vòng Đối mặt Nguyễn Thành Đạt và Hoàng Hải Nam.

Với chủ đề tranh biện: “Theo bạn áp lực Đồng trang lứa mang lại tác động tích cực hay tiêu cực”, ứng viên Hoàng Hải Nam (21 tuổi đến từ thành phố Hà Nội) đang học năm 3 chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Trường đại học Thương Mại giành quyền trình bày quan điểm trước.

Chàng trai có niềm đam mê với lĩnh vực IT BA (Information Technology Business Analyst) này khẳng định áp lực đồng trang lứa lứa mang đến cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực. Về mặt tích cực, áp lực làm gia tăng tính cạnh tranh và giúp nhau cùng tiến lên. Bên cạnh đó áp lực đồng trang lứa sẽ gây ra tiêu cực nếu nó khiến mọi người ganh đua không từ thủ đoạn.

“Tiêu cực lúc nào cũng có tuy nhiên nó phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người… Để vượt qua áp lực đồng trang lứa sẽ nằm ở vấn đề giáo dục và nằm ở việc mỗi người cần tìm ra con đường, thế mạnh của riêng mình” – Hải Nam dứt khoát.

Đồng quan điểm với Hoàng Hải Nam, ứng viên Nguyễn Thành Đạt (23 tuổi đến từ Bình Dương) tốt nghiệp loại xuất sắc chương trình tiên tiến ngành Khoa học máy tính tại Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, cũng chỉ ra những tích cực và tiêu cực mà áp lực đồng trang lứa mang đến.

Theo đó, chàng trai với bảng thành tích chuẩn “con nhà người ta” này cho rằng điểm tích cực của áp lực đồng trang lứa là sẽ cho chúng ta nguồn động lực, thúc đẩy mỗi người cần làm việc, học tập chăm chỉ hơn nữa. Về mặt tiêu cực, nó sẽ khiến mọi người tự ti và mệt mỏi hơn nếu suốt ngày phải so sánh mình với người khác.

“Em mong muốn chúng ta hãy nhìn các bạn đồng trang lứa của mình và học cách kiểm soát áp lực đồng trang lứa thay vì làm cho nó tiêu cực” – Thành Đạt chốt lại quan điểm tranh biện.

Để vượt qua áp lực đồng trang lứa và biến áp lực thành động lực, ứng viên 23 tuổi này cho rằng cách tốt nhất là phải hiểu bản thân mình: “Khi mà chúng ta biết được mình cần cái gì thì chúng ta theo đuổi cái mục tiêu đó, không cần phải nhìn bất cứ ai khác”. Trong khi đó, ứng viên Hải Nam lại nghĩ rằng “giải pháp tốt nhất” sẽ tùy thuộc vào cách nhìn nhận mỗi người, và tự chọn cho mình cách “nhìn nhận vào cái được, cái mất của hai bên. Em tự hào về cái mất của em và cũng vui cho cái được của nó” – Quán quân cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh năm 2021 chia sẻ.

Cũng trong vòng Đối mặt, ứng viên Hải Nam cho biết thêm về thời điểm năm 2020 – 2021 gia đình gặp biến cố khiến công ty bị phá sản. Đây là khó khăn nhưng cũng là động lực giúp anh dám làm nhiều việc hơn. “Thời điểm đấy em là một người trẻ chưa biết gì về cuộc sống – giống như một chiếc USB rỗng cần nạp dữ liệu. Vậy nên em cảm thấy trong khó khăn của mình em tìm thấy động lực dồi dào từ biến cố để hôm nay em dám đứng ở đây tranh tài.”

Đồng cảm với các bạn trẻ hiện nay khi phải chịu áp lực đồng trang lứa từ mạng xã hội, tuy nhiên MC Đinh Tiến Dũng cho rằng đằng sau vấn đề này là để kích thích tiêu dùng. ‘Áp lực đồng trang lứa đôi khi mang mục đích thương mại và chúng ta chỉ là một phần ở trong cái cuộc chơi đấy. Hãy tỉnh táo!” – MC Đinh Tiến Dũng cảnh báo.

Sau màn tranh biện rất hấp dẫn này, ứng viên Thành Đạt phải dừng lại cuộc thi vì chỉ được hai lá phiếu bình chọn. Tuy nhiên, cả Sếp Tiến và Sếp Lan đã có lời mời riêng Thành Đạt về công ty làm việc nếu “hữu duyên”. Trong khi đó, ứng viên Hải Nam giành quyền bước vào vòng trong khi có chiến thắng “áp đảo” đối thủ với số phiếu ⅗ từ các vị Sếp quyền lực của chương trình.

Tại vòng Chinh phục, dù chỉ mới học năm 3 đại học nhưng chàng sinh viên 21 tuổi Hoàng Hải Nam đã khiến 5 vị Sếp phải ngạc nhiên về tầm hiểu biết sâu rộng của mình. Trước một ứng viên đầy tiềm năng, Sếp Lan và Sếp Tiến đã liên tục thử thách Hải Nam với những câu hỏi chuyên sâu về nghiệp vụ Business Analyst (BA). Đây là cách các sếp vừa test trình độ ứng viên vừa thiết kế vị trí phù hợp trong doanh nghiệp cho ứng viên này. Tuy nhiên, từng câu trả lời của chàng trai 21 tuổi này khiến các sếp bất ngờ vì mức độ hiểu biết vượt xa dự đoán của các sếp.

“Anh hơi ngạc nhiên, một sinh viên chưa ra trường mà em như là một bạn đã có kinh nghiệm khoảng 10 năm rồi” – Sếp Tiến thừa nhận.

Sếp Hiếu, sếp Vũ Anh và sếp Vũ Linh cũng không bỏ lỡ cơ hội ‘săn’ ứng viên tiềm năng với hàng loạt câu hỏi hóc búa để làm khó Hải Nam nhưng anh vẫn trả lời rất xuất sắc khiến các sếp rất hài lòng. Nhờ đó, ứng viên Hoàng Hải Nam cùng lúc được cả 5 sếp bấm đèn xanh và tiếp tục bước vào vòng Cơ hội cho ai để tìm kiếm “big deal” cho mình.

Vòng Cơ hội cho ai là phần khiến các Sếp ‘cân não’ nhất trong chương trình tuần này vì ứng viên chỉ có một nhưng cả năm sếp đều muốn nhận về đội. Trong vòng này, ứng viên Hoàng Hải Nam tự tin đề xuất mức lương kỳ vọng của mình là 12.000.000 đồng và được cả 5 vị Sếp quyền lực của chương trình lần lượt thiết kế vị trí công việc phù hợp tại công ty để thuyết phục ứng viên này về làm.

Trong số đó, có 2 sếp đề xuất mức lương đáp ứng kỳ vọng của của chàng này. Cụ thể, Sếp Hoàng Nam Tiến đề xuất vị trí in app marketing với mức lương 12.345.678 đồng; Sếp Vũ Anh đề xuất vị trí BA trình duyệt và sản phẩm nội dung với mức lương 12.000.000 đồng.

Trước khi đưa ra quyết định sẽ về với tập đoàn FPT hay công ty Cốc Cốc, Hải Nam đã hỏi cả sếp Tiến và sếp Vũ Anh về những cái thiếu của sinh viên Việt Nam hiện nay. Sếp Tiến cho rằng: “Các bạn trẻ Việt Nam rất là yếu về sức khỏe một tinh thần minh mẫn một trí tuệ sáng suốt phải trong một cơ thể khỏe mạnh, điều thứ hai các bạn luôn luôn gặp phải là vấn đề là các bạn coi tiếng Anh là ngoại ngữ mà tiếng Anh là phải ngôn ngữ để làm việc để sống và để giải trí còn điều thứ ba là đấy là khả năng học tập suốt đời”

Với kinh nghiệm làm ở cả Việt Nam và nước ngoài, Sếp Vũ Anh lại cho rằng các bạn trẻ hiện nay đang thiếu sự thấu cảm với khách hàng. Cũng chia sẻ quan điểm của mình cho câu hỏi trên, Hải Nam cho rằng các bạn trẻ hiện nay thiếu sự định hướng và quyết định lựa chọn “đầu quân” cho đội của Sếp Hoàng Nam Tiến vì bị thuyết phục hơn bởi câu trả lời của Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT.

Nguồn: cafef.vn

Có 12 năm kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, profile lại “khủng” nhưng chàng trai vẫn thất bại khi xin việc tại Việt Nam

Dù sở hữu profile thuộc hàng “đỉnh của chóp”, nhưng nam ứng viên này vẫn không chốt deal thành công.

Trong tập 8 Cơ Hội Cho Ai? – Whose Chance? Mùa 5, khán giả được theo dõi cuộc tranh tài của cặp ứng viên Võ Ngọc Duy Quang – Lê Ngọc Quỳnh Trang.

Võ Ngọc Duy Quang (33 tuổi, TP.HCM) tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Webster (Mỹ), cử nhân Quản trị du lịch tại Đại học Scross (Úc), tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh Du lịch và Khách sạn tại Viện Quản trị du lịch Singapore (TMIS). Bên cạnh hành trình du học khắp 3 châu lục, ứng viên Duy Quang còn có hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc đa vị trí và cấp bậc tại các công ty quốc tế trong lĩnh vực khách sạn, casino, hãng hàng không và công ty đối tác, hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp (MPO) từ Singapore, Dubai và Thái Lan; hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành đào tạo.

Ứng viên Võ Ngọc Duy Quang

Trong khi đó, ứng viên Lê Ngọc Quỳnh Trang (29 tuổi, Bình Phước) tốt nghiệp trung cấp ngành Văn hóa Du lịch, hiện đang liên thông đại học ngành Báo chí. Trong hành trình phát triển sự nghiệp, Quỳnh Trang đã đạt một số thành tích nổi bật như: Top 30 nhân viên bán hàng xuất sắc toàn quốc 2019; Quản lý 5 cửa hàng bán lẻ đạt top doanh thu khu vực tại Bình Dương, Lâm Đồng… Ngoài ra cô đã đạt chứng nhận nâng cao năng lực quản lý cấp trung, sơ cấp kế toán doanh nghiệp, chứng chỉ đào tạo viên nội bộ.

Bước vào vòng Đối mặt với chủ đề tranh biện: “Theo bạn lương có phải là rào cản khiến các du học sinh e ngại về nước làm việc hay không”, ứng viên Quỳnh Trang giành quyền trình bày trước.

Theo quan điểm của Quỳnh Trang, lương không phải là một rào cản lớn khiến cho các du học sinh ngại về nước bởi bên cạnh lương thì còn có chính sách phúc lợi, cơ hội thăng tiến. Nếu đảm bảo các yếu tố trên, các bạn du học sinh sẽ không ngại trở về quê hương để đóng góp khi đã được tiếp thu tinh hoa trên thế giới.

Cũng theo nữ ứng viên, phúc lợi để thu hút du học sinh về nước cống hiến phải bao gồm phúc lợi đào tạo và môi trường làm việc được đảm bảo. Bên cạnh đó còn phúc lợi phụ kèm theo mà Trang cũng rất là quan tâm đó chính là phúc lợi về sức khỏe.

Đến phần trình bày của ứng viên Duy Quang, mặc dù anh không hoàn toàn đồng ý với quan điểm đưa ra trong chủ đề tranh biện, nhưng ứng viên này lại khẳng định: “Lương là một phần chướng ngại khiến các bạn trẻ sau khi du học ngại về Việt Nam, nhưng không phải là tất cả”.

Duy Quang không hoàn toàn đồng ý với quan điểm đưa ra trong chủ đề tranh biện

Với kinh nghiệm học tập và làm việc lâu năm ở nhiều quốc gia và châu lục, Duy Quang cho rằng nếu đã tốt nghiệp ở môi trường quốc tế thì mình nên ở lại làm việc ở môi trường đó trong một vài năm để trải nghiệm về văn hóa, con người và cách quản lý nhân sự của họ như thế nào để học hỏi những điều hay, sau đó quay trở về nước, áp dụng nhưng cái học được đó nhằm giúp cho đất nước mình phát triển.

Thời gian ở lại nước ngoài làm việc sau khi học xong sẽ tùy theo định hướng của mỗi người. Nhưng ứng viên Duy Quang chia sẻ rằng ít nhất phải từ 1-2 năm thì mới có đủ để trải nghiệm và học hỏi.

Kết thúc phần vòng Đối mặt, ứng viên Quỳnh Trang được 3/5 sếp bình chọn, kém hơn ứng viên Duy Quang 1 phiếu bầu nên ứng viên Quỳnh Trang buộc phải dừng cuộc chơi. Tuy nhiên, sếp Lan đã mở ra cơ hội cho ứng viên Quỳnh Trang với vị trí truyền thông nội bộ tại Tập đoàn giáo dục Atlantic.

Vừa bước vào vòng Chinh phục, sếp Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT đã hỏi ứng viên Duy Quang muốn tiếp tục học lên Tiến sĩ không, bởi nếu có bằng Tiến sĩ thì cực kỳ thuận lợi để trở thành giảng viên tại trường Đại học FPT.

Tiếp tục phần hỏi đáp để thấu hiểu ứng viên, sếp Vũ Linh – Tổng giám đốc thương hiệu thời trang IVY moda và ứng viên Duy Quang đã có phần đối thoại tiếng Anh cực mượt để biết môi trường làm việc yêu thích của ứng viên như thế nào? Làm sao để các doanh nghiệp ở Việt Nam có được môi trường làm việc lý tưởng như ứng viên Duy Quang trình bày?

Còn sếp Hiếu – Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc, lại thử thách ứng viên với câu hỏi đầy tính chuyên môn là làm thế nào để cán bộ nhân viên vừa chạy deadline nhưng vẫn vui vẻ đi đào tạo.

Kết thúc phần Chinh Phục, Duy Quang nhận được hai đèn xanh từ sếp Tiến và sếp Hiếu. Tiếp tục được vào vòng Cơ hội cho ai để deal lương trực tiếp.

Với những kinh nghiệm và trải nghiệm dày dặn ở môi trường làm việc quốc tế, ở vòng Cơ hội cho ai, ứng viên Duy Quang tự tin đề xuất mức lương 38.000.000 đồng, nhưng vị trí mà sếp Tiến và sếp Hiếu offer cho ứng viên lại không đáp ứng được mức lương kỳ vọng đó.

Duy Quang tự tin đề xuất mức lương 38.000.000 đồng

Sếp Tiến đề xuất vị trí Giảng viên quản trị kinh doanh nếu đủ chứng chỉ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mức lương 20.000.102 đồng. Còn sếp Hiếu đề xuất vị trí trưởng phòng đào tạo kiêm hỗ trợ dự án xuất nhập khẩu với mức lương 33.868.686 đồng.

Mặc dù có thể sử dụng quyền thương lượng để deal với hai sếp nhưng ứng viên Duy Quang đã từ chối làm việc này và lý do rằng: “Đối với những gì em thể hiện thì các sếp ở đây đã đánh giá được khả năng của em tới đâu. Em nghĩ khả năng và sự thể hiện của em ngày hôm nay chưa đủ để đạt được cái mức lương như em kỳ vọng. Nhưng điều đó cũng cũng là một động lực cho em để sẽ cố gắng hơn nữa”.

Bên cạnh đó, ứng viên Duy Quang tiết lộ thêm một lý do khác tham gia chương trình là để gặp vị sếp thần tượng đồng thời thực hiện ước mơ của người mẹ quá cố muốn nhìn thấy con trai trên TV.

Tập 8 Cơ Hội Cho Ai – Whose Chance mùa 5 khép lại và không có deal nào chốt thành công.

Nguồn: soha.vn

Ủng hộ xuất khẩu lao động thay vì học đại học, ứng viên hải ngoại thành công chinh phục 4 Sếp lớn

Tập 9 của chương trình “Cơ hội cho ai – Whose chance?” đã chứng kiến cuộc tranh tài hấp dẫn giữa 2 ứng viên dày dặn kinh nghiệm, có trình độ ngoại ngữ tốt.

Sự xuất hiện của Sếp Hữu Tiến (Dược sĩ Tiến) – Tổng giám đốc Công ty TNHH Dược Sĩ Tiến, Sếp Trí và Sếp Dũng khiến cuộc chiến chiêu mộ nhân tài trong chương trình Cơ hội cho ai – Whose chance? tuần này trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Tuyển dụng được nhiều ứng viên chất lượng ở Cơ hội cho ai – Whose chance mùa 3 và mùa 4, Sếp Dũng DH Food và sếp Trí ASIM Group tiếp tục trở lại chương trình vào mùa 5 để tìm kiếm những nhân tố mới cho doanh nghiệp của mình.

Vòng Đối đầu được khởi động với cuộc tranh tài giữa hai ứng viên ngang sức ngang tài.

Đối đầu nảy lửa với chủ đề xuất khẩu lao động hay học đại học?

Ứng viên Phan Kiệt (26 tuổi, đến từ thành phố Hồ Chí Minh) có gần 9 năm sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ. Anh tốt nghiệp loại giỏi ngành Quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học bang Texas, từng làm chủ tịch hiệp hội học sinh châu Á tại Cao đẳng Cộng đồng Green River bang Washington. Ngoài ra Phan Kiện có hơn 3 năm kinh nghiệm làm chuyên viên phân tích dữ liệu cho một công ty Logistic tại Denver bang Colorado.

Đối thủ của Phan Kiện là ứng viên Hà Thúc Sơn Tùng (27 tuổi đến từ Huế), tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng, thành tạo tiếng Anh cao cấp và tiếng Trung sơ cấp. Ứng viên Sơn Tùng có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc với vị trí kế toán thanh toán và kế toán công nợ tại các tập đoàn đa quốc gia, từng làm việc tại phòng xúc tiến thương mại trực thuộc lãnh sự quán Ý. Bên cạnh đó, anh còn nhiều lần vượt KPI cá nhân đoạt giải nhân viên xuất sắc tại nơi làm việc.

2 ứng viên trong Tập 9

Với chủ đề tranh biện: “Hiện nay có nhiều người trẻ ở một số khu vực chọn con đường xuất khẩu lao động để kiếm tiền nhanh thay vì đi học đại học theo bạn Đây có phải là xu hướng tốt hay không?”, hai ứng viên đã có phần trình bày quan điểm đối nghịch đầy giằng co.

Ứng viên Phan Kiệt ủng hộ các bạn trẻ lựa chọn con đường xuất khẩu lao động. Theo anh, nếu có đủ tiền bạc và thời gian thì học đại học sẽ là lựa chọn lý tưởng. Nhưng với những người không có điều kiện thì xuất khẩu lao động là lựa chọn không tồi. Anh cho rằng đại không phải phải nơi duy nhất mà chúng ta có thể học hỏi và tích lũy kiến thức.

“Việc đi xuất khẩu lao động sẽ giúp các bạn có cơ hội học một ngôn ngữ mới, được tiếp xúc với nền văn hóa mới. Về lâu dài nó sẽ giúp sự nghiệp của các bạn thăng tiến hơn nữa. Ngoài ra, một lý do khác mà các bạn nên đi xuất khẩu lao đồng là đa số những công việc xuất khẩu lao động mang lại nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với những công việc yêu cầu bằng cấp ở Việt Nam. Do đó, những người muốn vẫn chung cấp cho gia đình thì việc chọn đi xuất khẩu lao động là một ý tưởng rất tốt.”, Phan Kiệt chia sẻ.

Ứng viên Phan Kiệt cho rằng đi xuất khẩu lao động sẽ tạo nền tảng để phát triển còn phát triển tới đâu còn tùy vào nỗ lực và cố gắng của mỗi cá nhân

Phản biện quan điểm của đối thủ, Sơn Tùng cho rằng xuất khẩu lao động chỉ giải quyết vấn đề trước mắt, còn về lâu dài những người đi xuất khẩu lao động sau 5-10 năm trở về sẽ không có đủ hành trang để đáp ứng ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao vậy thì họ sẽ đi về đâu? Anh cho rằng chỉ nên xem việc xuất khẩu lao động thay cho việc đi đại học là một lựa chọn, và lựa chọn này chỉ nên sử dụng khi không còn lựa chọn khác.

Ứng viên đưa ra 2 lý do để bảo vệ quan điểm của mình đó là: “Thứ nhất một quốc gia không thể nào hùng mạnh nếu chỉ có một lực lượng lao động phổ thông được. Thứ hai nếu cổ vũ xu hướng này sẽ tạo ra trào lưu ham giàu nhanh rồi đi ra nước ngoài sau đó bị vỡ mộng. Bởi vì thực ra công việc lao động xuất khẩu bên nước ngoài cũng rất là nặng nhọc, thậm chí còn nặng nhọc ở Việt Nam. Bên cạnh đó là những rủi ro về sức khỏe về mặt vật lý lẫn là tinh thần.”

“Mình tin chắc là nếu 4 năm đại học bạn thực sự học nghiêm túc, cầu thị thì ra trường vẫn sẽ có việc làm như thường, thậm chí lương có thể còn cao hơn những bạn đi xuất khẩu lao động.” – ứng viên Sơn Tùng quả quyết.

Khi cả hai ứng viên đưa ra rất nhiều lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình đến cùng, Sếp Vũ Linh đã đưa ra thử thách cho Phan Kiệt: Trong 15 giây ứng viên phải tạo ra 3 luận điểm ủng hộ việc đi học đại học thay vì đi xuất khẩu lao động. Phan Kiệt xuất sắc hoàn thành thử thách khiến Sếp Vũ Linh phải tấm tắc: “Đây chính xác là cách tư duy của người Mỹ nhưng họ sẽ chọn một đường chứ không đi nước đôi. Kiệt ứng phó với câu hỏi này khá là giống với những gì mà tôi cũng từng được đào tạo.”

Sau khi các sếp thử thách ứng viên bằng hàng loạt câu hỏi và tình huống khó nhằn. Cục diện cuộc chiêu mộ nhân sự tuần này dần được định hình. Kết thúc vòng Đối mặt 4/7 sếp bình chọn cho Phan Kiệt còn Sơn Tùng chỉ được 3/7 phiếu bình chọn.

Ứng viên chinh phục các Sếp với mức lương nghìn Đô

Bước vào vòng Chinh phục, ứng viên Phan Kiệt đã vận dụng mọi kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong thời gian anh làm việc ở Mỹ để lần lượt giải đáp những câu hỏi ‘ngóc ngách’ từ các sếp. Ứng viên Phan Kiệt cũng cho thấy sự phù hợp về chuyên môn với doanh nghiệp về viễn thông của Sếp Trí, doanh nghiệp giáo dục của Sếp Lan và doanh nghiệp về thời trang của Sếp Linh. 

Anh lần lượt chinh phục các sếp bằng những câu trả lời vô cùng ‘matching’ với yêu cầu. Khép lại vòng Chinh phục, Phan Kiệt nhận được 4 đèn xanh và 2 đèn đỏ thành công dành tấm vé bước vào vòng Cơ hội cho ai để trực tiếp deal lương với các sếp của chương trình.

Ở vòng cơ hội cho ai, các sếp đều đưa ra mức lương trên ngàn đô để chiêu mộ Phan Kiệt về làm việc tại doanh nghiệp. Trong đó Sếp Vũ Linh đề xuất vị trí Trưởng nhóm phát triển dự án phân tích dữ liệu với mức lương 35.000.000 đồng; Sếp Trí đề xuất vị trí là chuyên viên phân tích dữ liệu làm việc tại Hà Nội với mức lương 25.000.000 đồng; Sếp Hiếu đề xuất vị trí quản lý dự án SBU – đơn vị kinh doanh chiến lược với mức lương 31.868.686 đồng và Sếp Lan đề xuất vị trí quản lý vận hành khách hàng làm ở Hà Nội với mức lương 33.000.000 đồng

Trong tất cả offer các sếp đưa ra, chỉ có Sếp Vũ Linh và sếp Lan đáp ứng được mức lương kỳ vọng của ứng viên Phan Kiệt. Tuy nhiên, ngoài vấn đề về lương, ứng viên này còn mong muốn được làm việc tại TP.HCM để gần gia đình nên đã chọn đầu quân cho Ivy Moda của Sếp Vũ Linh.

Nguồn: cafef.vn

“Chiến dịch quảng cáo dựa trên nỗi sợ của khách hàng – ủng hộ hay phản đối?” – bài toán “hack não” ứng viên sành sỏi trong lĩnh vực Marketing

Ứng viên Hoài Nam và Ngọc Nhi dù sành sỏi trong ngành Marketing không khỏi bối rối khi bị Sếp Trung Dũng và Sếp Trung Hiếu làm khó.

Trong tập 10 “Cơ hội cho ai – Whose chance?” tuần này, khán giả được chứng kiến cuộc tranh tài của 2 ứng viên hoạt động trong lĩnh vực Marketing là Phạm Hoài Nam và Nguyễn Thụy Ngọc Nhi.

Ứng viên Phạm Hoài Nam (26 tuổi, đến từ thành phố Hồ Chí Minh), tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Kinh tế với điểm trung bình 8.1. Hoài Nam có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PR Marketing, trong đó 2 năm giữ vị trí Trưởng bộ phận Truyền thông Marketing tại một công ty chứng khoán. Với thế mạnh trong lĩnh vực tiếp thị, quan hệ báo chí, truyền thông thương hiệu, truyền thông nội bộ và có khả năng làm MC song ngữ, anh tự tin bước vào cuộc tranh tài để chinh phục các Sếp.

“Mục tiêu của tôi đến với chương trình để thể hiện bản thân, cá tính cũng như năng lực kinh nghiệm đã tích lũy” – Hoài Nam chia sẻ.

Ứng viên Phạm Hoài Nam

Đối mặt với Phạm Hoài Nam là ứng viên Nguyễn Thụy Ngọc Nhi (27 tuổi, đến từ Long An) tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, theo học thiết kế đồ họa tại một trung tâm đào tạo về mỹ thuật đa phương tiện. Cô có hơn 3 năm kinh nghiệm trong mảng quản lý nhượng quyền giáo trình và tổ chức sự kiện về giáo dục, hơn 5 năm hoạt động tổ chức và quản lý nhân sự trong tổ chức phi lợi nhuận.

“Tôi quyết định tham gia chương trình muốn khẳng định bản thân và muốn cho mình cơ hội để bước ra khỏi vùng an toàn. Tôi tự tin mình có thể chinh phục các Sếp để họ sẽ là những vị Sếp tương lai của tôi” – Ngọc Nhi tự tin nói.

Ứng viên Nguyễn Thụy Ngọc Nhi.

Chủ đề tranh biện dành cho 2 ứng viên ở vòng Đối đầu là: “Bạn ủng hộ hay phản đối chiến dịch quảng cáo dựa trên nỗi sợ của khách hàng”.

Là những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Marketing, cả Hoài Nam và Ngọc Nhi đều ủng hộ hình thức quảng cáo dựa trên nỗi sợ của khách hàng. Tuy nhiên mỗi người lại có cách lập luận riêng.

Hoài Nam cho rằng loại quảng cáo dựa trên cảm xúc này là một phương thức hiệu quả để đánh vào tâm lý của khách hàng. Từ đó, kích thích khách hàng suy nghĩ và hành động cũng như nhận thức về thông điệp mà mình muốn truyền tải, giúp gia tăng hiệu quả quảng cáo. Tuy nhiên, những loại quảng cáo này nên có giới hạn và phải tuân thủ những giá trị về đạo đức cũng như là pháp luật.

Ngọc Nhi đồng tình rằng quảng cáo dựa trên nỗi sợ là công cụ rất hữu ích trong Marketing nhưng phải khai thác tinh tế và biến nó thành câu chuyện có sự đồng cảm, thấu hiểu.

Là những người đứng đầu doanh nghiệp của nhiều ngành hàng khác nhau, các Sếp trong chương trình rất quan tâm đến đối tượng khách hàng và sản phẩm phù hợp để đánh vào nỗi sợ hãi. Một cuộc ‘chia phe’ đã xảy ra giữa ứng viên và các Sếp khi thể hiện quan điểm cá nhân.

Theo ứng viên Ngọc Nhi, khách hàng rất thông minh, họ được tiếp xúc với nhiều thông tin khác nhau nên tỉnh táo và không dễ đánh vào nỗi sợ hãi. Do vậy, hình thức quảng cáo này chỉ phù hợp với những người ở tầng lớp bình dân.

Trái ngược quan điểm của đối thủ, ứng viên Hoài Nam lại cho rằng đối tượng nào cũng có thể đánh vào nỗi sợ, chỉ cần lựa chọn đúng sản phẩm, đúng đối tượng, đúng thông điệp mà quảng cáo muốn truyền tải.

Sau câu trả lời của ứng viên, Sếp Trung Dũng ngay lập tức đặt câu hỏi phản biện làm nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi. “Liệu quảng cáo đánh vào nỗi sợ hãi có áp dụng cho hãng xe Ferrari được ko?” – Sếp Dũng hỏi.

Ứng viên Hoài Nam cho biết, mặc dù bản thân chưa bao giờ thấy xe sang Ferrari quảng cáo bằng hình thức đánh vào nỗi sợ hãi, nhưng theo anh Ferrari vẫn có thể đánh vào nỗi sợ về sự an toàn ở một chiếc xe tốc độ cao.

Sếp Nguyễn Trung Dũng

Sếp Trung Hiếu không đồng tình với quan điểm của Hoài Nam và khẳng định hãng xe này sẽ không bao giờ đi theo hướng quảng cáo dựa trên nỗi sợ. Sếp Trí phản bác quan điểm của Sếp Hiếu và cho rằng nỗi sợ mà Ferrari đánh vào khách hàng chính là “sợ không sở hữu được chiếc xe đó”.

Câu hỏi của Sếp Dũng là một câu hỏi khó nhằm thử thách ứng viên. Thực tế bất cứ sản phẩm đều có cách đánh vào nỗi sợ của khách hàng, chỉ là nhà sản xuất lựa chọn cảm xúc nào để quảng cáo cho phù hợp với định vị của thương hiệu.

Vòng Đối mặt giữa ứng viên Hoài Nam và ứng viên Ngọc Nhi khép lại với phần thể hiện ngang sức ngang tài, kết quả bình chọn sẽ được hé lộ trong tập sau.

Nguồn: Cafebiz.vn

Điểm ‘vàng’ trong CV của nam ứng viên được nhà tuyển dụng chiêu mộ với mức lương khủng

Ở tập 11 của chương trình Cơ hội cho ai, khán giả được chứng kiến phần thi vô cùng thú vị giữa ứng viên Nguyễn Phúc Lộc và ứng viên Trần Tuấn Anh.

Khả năng lãnh đạo là do trời sinh hay cần rèn luyện?

Theo đó ứng viên Nguyễn Phúc Lộc – 33 tuổi đến từ TP.HCM tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế quốc dân. Anh có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý vận hành kinh doanh bán lẻ theo chuỗi.

Đối đầu với chàng trai này là ứng viên Trần Tuấn Anh – 27 tuổi đến từ Hà Nội, tốt nghiệp ngành Việt Nam học tại Đại học Văn hóa Hà Nội. Anh có 5 năm kinh nghiệm làm việc đa vị trí, đa cấp bậc trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thời trang, du lịch, nghỉ dưỡng, công nghệ.

2 ứng viên bước vào vòng Đối mặt với chủ đề tranh biện “Theo bạn khả năng lãnh đạo là do trời sinh hay cần rèn luyện?”

Với vấn đề này, ứng viên Tuấn Anh cho rằng năng lực lãnh đạo phụ thuộc vào rèn luyện là đa số. Theo nguyên tắc 80/20, 80% những người lãnh đạo xuất phát từ rèn luyện, 20% từ bẩm sinh, kể cả do bẩm sinh trời cho thì vẫn phải rèn luyện.

Ứng viên Phúc Lộc đồng quan điểm với Tuấn Anh nhưng có cách lập luận khác. Theo Phúc Lộc yếu tố bẩm sinh chỉ là điểm công chứ không phải là điều kiện tiên quyết giúp cho một người có thể sản sinh khả năng lãnh đạo. Một người không có thiên phú nhưng có mong muốn trở thành một người lãnh đạo thì hoàn toàn có thể học tập rèn luyện và trải nghiệm thực chiến. Từ đó tích lũy kinh nghiệm và biến thành những cái kiến thức của cá nhân mình”, chàng trai đến từ TP.HCM khẳng định.

Sau phần trình bày này, Sếp Dũng và Sếp Lan đồng tình với quan điểm với hai ứng viên. Tuy nhiên, Sếp Trí và Sếp Hữu Tiến lại có góp ý cực kỳ chất lượng giúp Phúc Lộc và Tuấn Anh có thêm những kinh nghiệm khi muốn thể hiện quan điểm cá nhân.

Theo Sếp Trí sự khác biệt mấu chốt giữa một nhà quản lý và một nhà lãnh đạo nằm ở tầm nhìn. “Nếu như mà một người sinh ra mà không có cái gọi là bẩm sinh là muốn thay đổi cái gì đấy, có một cái tầm nhìn gì đấy và đứng ra kêu gọi mọi người đi theo thì không bao giờ có thể lãnh đạo được. Vậy nên yếu tố bẩm sinh là quan trọng”, Sếp Trí chia sẻ.

Kết thúc vòng Đối mặt, ứng viên Phúc Lộc phải dừng lại cuộc thi với 2/7 bình chọn, ứng viên Tuấn Anh may mắn bước vào vòng Chinh phục với 5/7 bình chọn từ các sếp.

Ấn tượng 1 điểm ở CV

Cảm nhận được sự phù hợp của ứng viên Tuấn Anh với doanh nghiệp, chưa cần ứng viên trình bày gì ở vòng Chinh phục, Sếp Hữu Tiến ngay lập tức bấm đèn xanh với lời khẳng định “Không có nơi nào khác ngoài tôi có thể làm cho bạn tốt hơn”.

Sếp Lan thừa nhận thích Tuấn Anh ngày từ 30 giây đầu tiên ứng viên này xuất hiện. Ngoài có có ngoài hình lịch lãm rất chuẩn sale, Tuấn Anh đặc biệt gây ấn tượng với Sếp Lan với CV hoàn thành 173% KPI. Không dừng lại ở đó, Tuấn Anh tiếp tục ghi điểm hơn nữa trong mắt các sếp khi chứng minh sự chăm chỉ của bản thân dành cho công việc để hoàn thành mục tiêu sếp giao phó.

Tuy nhiên, điểm yếu của Tuấn Anh là khả năng sử dụng Tiếng Anh đang chỉ ở mức giao tiếp cơ bản. Và theo đánh giá của Sếp Linh đó là một điểm trừ.

Để thuyết phục Sếp Linh, Tuấn Anh bày tỏ: “Giai đoạn này em vẫn đang trong quá trình mà tiếp tục học hỏi nhiều hơn. Em nghĩ là đây nó không phải là một cái điểm yếu mà nó quan trọng là mình nhận biết được cái hạn chế của mình ở đâu.”

Với câu trả lời này ứng viên Tuấn Anh đã nhận liền 3 đèn xanh từ Sếp Lan, Sếp Tiến và Sếp Linh, giành quyền vào vòng Cơ hội cho ai để deal lương trực tiếp với các sếp.

Cuộc “tương tàn” nảy lửa để giành ứng viên

Vòng Cơ hội cho ai bắt đầu với cuộc ‘tương tàn’ nảy lửa giữa Sếp Lan và Sếp Hữu Tiến để giành ứng viên Tuấn Anh.

“Chị Lan tuy có cái trung tâm dạy tiếng Anh nhưng mà anh nghĩ việc học tiếng Anh muốn tốt nhất phải có người thường xuyên ngồi nói chuyện với em để em luyện. Nếu em muốn học tiếng anh dạy và anh sẽ nói với em để em luyện” – Sếp Hữu Tiến khơi mào.

Tỏ ra không hề kém cạnh sếp Lan tự tin đáp trả “Tập đoàn giáo dục Atlantic ấy là có 250 giáo viên và 120 trợ giảng em cần bất kỳ lúc nào là có. Sếp Hữu Tiến ngồi đây thì làm sao mà dạy em được”.

Những màn đối đáp đáp bất phân từ hai vị sếp khiến diễn biến chương trình càng căng thẳng hơn bao giờ hết.

Sếp Hữu Tiến tiếp tục tung chiêu mời gọi ứng viên về làm việc ở một vị trí bất kỳ “Em thích cái gì anh cho cái đó”. Bên cạnh đó Sếp Hữu Tiến còn mở ra cơ hội cho ứng viên Tuấn Anh không chỉ làm việc như một nhân viên công sở mà còn làm những vị trí khác trong showbiz.

Sếp Lan ngay lập tức bày tỏ sự bất đồng với cách Sếp Hữu Tiến thiết kế việc theo người “Chị không đồng quan điểm người quản lý thiết kế việc theo người mà mình phải có công việc sẵn và phải nhặt ứng viên phù hợp. Chị muốn offer cho em vị trí leader tư vấn giáo dục của trung tâm Anh ngữ”

Sếp Linh mong muốn hiểu khả năng của ứng viên trước khi giao trọng trách ở vị trí cao hơn, nên offer Tuấn Anh vị trí Chuyên viên đào tạo về kinh doanh.

Lần lượt các deal của từng sếp đưa ra cho ứng viên vô cùng hấp dẫn, trong đó có deal của Sếp Lan và Sếp Hữu Tiến vượt mức lương kỳ vọng 18.686.686 đồng của Tuấn Anh. Cụ thể, Sếp Linh offer mức lương 15.000.000 đồng cho vị trí Chuyên viên Đào tạo về kinh doanh; Sếp Tiến offer mức lương 18.888.888 đồng cho vị trí Trợ lý giám đốc kiêm trưởng phòng kinh doanh và Sếp Lan offer mức lương 20.000.000 đồng cho vị trí Leader tư vấn giáo dục.

Trước tình thế khó lựa chọn chọn của ứng viên Tuấn Anh trước những cơ hội hấp dẫn từ các sếp, Sếp Hiếu đưa ra tư vấn: “Nếu như em muốn an toàn thì offer của chị Lan cho em rất an toàn. Nhưng theo góc nhìn của anh nếu như em muốn from Zero to hero thì nên về với đội của anh Tiến sẽ là một bước đột phá.”

Sếp Hữu Tiến tung chiêu cuối để giành ứng viên “Sắp tới anh sẽ mở một công ty mới để làm dự án với ngôi sao hàng đầu Việt Nam. Nếu em về với anh trong thời gian 3 tháng em đủ năng lực anh sẵn sàng bổ nhiệm em vào vị trí giám đốc công ty đó”.

Cảm nhận được nguy hiểm từ lời mời béo bở Sếp Hữu Tiến tung ra để chiêu mộ nhân tài, Sếp Lan lập tức bấm nút sử dụng Cơ hội vàng – Golden chance để thương lượng 1:1 với ứng viên. Với đặc quyền này, chỉ khi Sếp Lan thương lượng thất bại với ứng viên Tuấn Anh thì sếp Hữu Tiến mới có được ứng viên này.

Màn ‘giành giật’ của Sếp Lan và Sếp Tiến cam go với nhiều bất ngờ khiến ứng viên thừa nhận “Tất cả định hướng ở trong đầu em hiện tại tan biến sạch. Với cơ hội mà chị Lan dành cho em, em rất là trân trọng và biết ơn bây giờ em phải lý trí hơn rất là nhiều để đưa ra quyết định”. 

Kết thúc chương trình ứng viên Tuấn Anh đã chốt deal với sếp Lan và về làm việc tại Tập đoàn giáo dục Atlantic. Sếp Hữu Tiến mặc dù có chút tiếc nuối nhưng đã chúc mừng Tuấn Anh tìm được công việc phù hợp.

Đại chiến giữa các Sếp lớn “Whose Chance?”: Khách hàng hay nhân viên mới là số một?”

Các Sếp sôi nổi bày tỏ ý kiến trước một chủ đề siêu thú vị!

Trong tập 13 của “Whose Chance” mùa 5, chương trình đã đưa ra một chủ đề tạo ra các cuộc tranh biện thú vị. Cuộc tranh luận không chỉ dừng ở 2 ứng viên mà các Sếp cũng hào hứng bày tỏ quan điểm, thể hiện góc nhìn đa chiều và bật mí cho ứng viên những cách trả lời sáng tạo, độc đáo.

Cụ thể, chủ đề của tập 13 là: “Theo bạn: khách hàng là số một, hay nhân viên mới là số một?”.

Sếp Ngọc Lan khẳng định cả nhân viên và khách hàng đều quan trọng. Tuy nhiên ở Tập đoàn Giáo dục Atlantic sẽ phân ra 4 kiểu nhân viên: Nhân viên làm tốt việc và yêu văn hóa công ty, nhân viên làm tốt nhưng không yêu công ty,… Và công ty cần tập trung vào nhân viên số 1 – người vừa làm việc tốt, có thái độ tốt, yêu văn hóa, sứ mệnh của công ty và nỗ lực phấn đấu vì mục đích chung. Và đặc biệt, chị dạy nhân viên không nhất thiết phải phục vụ tất cả các khách hàng.

Đồng quan điểm với Sếp nữ “Whose Chance”, Sếp Nguyễn Trung Dũng chia sẻ: “Khi nhân viên không hài lòng, khó có thể chốt được ‘deal’. Còn nếu khách hàng không hài lòng thì bạn chỉ mất một khách đó. Còn nhân viên không hài lòng, bạn mất tất cả khách mà nhân viên đó phục vụ. Tôi đọc nhiều sách nước ngoài thì họ cũng chỉ ra như vậy, điều này không phải bàn cãi. Vì thế hiện nay, các công ty đang hướng đến tạo môi trường làm việc thoải mái nhất cho nhân viên để thúc đẩy tính tự giác, sáng tạo, kỷ luật của họ”.

Còn Sếp Tiến tuy đồng tình với ý kiến 2 Sếp trên nhưng vẫn đưa ra gợi ý cho ứng viên khi giải câu hỏi nhằm tăng sự ấn tượng. “Hãy tìm góc nhìn khác để làm nổi bật tư duy và sự sáng tạo. Nếu là anh, anh sẽ trả lời doanh nghiệp mới là số một”, Sếp Tiến nói.

Ngay lập tức, Sếp Trung Dũng phản đối: “Doanh nghiệp – cổ đông là số 3, nhân viên số 1, khách hàng số 2. Nhân viên hài lòng mới tạo ra khách hàng hài lòng. Khách hàng hài lòng mới mang lại doanh thu cho doanh nghiệp”.

Sếp Tiến liền bày tỏ: “Chính vì doanh nghiệp là số một thì chúng ta mới cần đưa ra các chính sách cho nhân viên và khách hàng để không ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Ở đây không có đúng sai, chỉ là em đang hướng dẫn các bạn cách trả lời cho bất ngờ”.

Sếp Trung Hiếu lại đưa ra câu trả lời rất khác: “Với đề bài này, chúng ta nên chia giai đoạn. Giai đoạn khởi nghiệp thì sản phẩm là số một. Khi bắt đầu startup, khách hàng là số một vì phải bán được hàng, phải có dòng tiền về. Khi đã có khách hàng, có tiền mới có điều kiện tới giai đoạn 3 – tập trung vào nhân viên. Lúc đó, chúng ta phải tạo nên môi trường tốt, môi trường cạnh tranh. Doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào thì cần cân nhắc đưa thứ tự ưu tiên lên hàng đầu”.

Sếp Minh Trí không chọn lựa đối tượng nào là số một. Bởi theo Sếp, nếu nhân viên làm tốt công việc của mình sẽ tạo ra được khách hàng. Khách hàng hài lòng sẽ tạo ra lợi nhuận cho công ty. 2 thực thể cần tồn tại và phát triển đúng theo doanh nghiệp mong muốn, như vậy mới tạo nên thành công.

Tôi dạy nhân viên không nhất thiết phải phục vụ tất cả khách hàng…

Chia sẻ về lựa chọn của mình, Sếp Ngọc Lan – Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Atlantic cho rằng, nhân viên là người phục vụ, làm việc trực tiếp với khách hàng. Nhân viên có thực sự hài lòng, hạnh phúc, yêu công việc không thì mới có thể thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Với Atlantic, những nhân viên giỏi là người vừa giỏi làm việc, hiểu sản phẩm, yêu sản phẩm vừa yêu văn hóa công ty, cùng chí hướng với người đứng đầu công ty.

Còn với khách hàng lại có sự phân loại khác nhau. Không phải khách hàng nào cũng được phục vụ, phù hợp để phục vụ.

“Khách hàng mà chúng ta phục vụ cũng cần tin tưởng và tôn trọng chúng ta. Chẳng hạn khách hàng đến Atlantic học tập nhưng than phiền không có thời gian để học, lại yêu cầu trung tâm phải cam kết họ lấy được chứng chỉ IELTS 7.5. Vậy khách hàng này đâu phải là thượng đế, chúng ta phải từ chối, mặc dù họ có thể mang lại nguồn thu cho trung tâm”, vị sếp “lớn” của thương hiệu Tiếng Anh 5 Sao Atlantic thẳng thắn bày tỏ.


Tuy nhiên vị nữ Chủ tịch của Tập đoàn Giáo dục Atlantic cũng không coi nhẹ sự cân bằng giữa nhân viên và khách hàng. Chẳng hạn như khi có phản hồi không tích cực của khách hàng về dịch vụ hay nhân viên, chị sẽ sắp xếp gặp trực tiếp khách hàng đó để lắng nghe các vấn đề mà họ đưa ra một cách chân thành, thấu hiểu nhất. Khi đã hiểu mong muốn của khách, chị sẽ bàn với đội ngũ nhân viên để tìm giải pháp.

Sếp Ngọc Lan của Tập đoàn Giáo dục Atlantic còn chia sẻ thêm, trong 20 năm kinh doanh giáo dục, nhân viên dưới sự điều hành của chị từng gặp phải vị khách thiếu tôn trọng. Với những đối tượng như vậy, nhân viên sẽ không cần phục vụ.

Trong lịch sử 20 năm vận hành Du học Atlantic, Vị Sếp nữ nhớ lại: “Có những vị khách tìm đến Atlantic với mong muốn cho con đi du học. Chúng tôi đã làm việc chuyên nghiệp, chỉn chu để xây dựng lộ trình: Xin visa, làm hồ sơ, hướng dẫn ở vòng phỏng vấn,… Thế nhưng trong quá trình phỏng vấn với đại sứ quán, con của họ thể hiện không tốt, họ lập tức phủ nhận mọi nỗ lực và đổ lỗi cho chúng tôi”.

Với Atlantic, nhân viên là số một nên chị Ngọc Lan luôn chú ý đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên, theo những tiêu chí như: Vị trí công việc yêu thích, thu nhập tốt, sự ghi nhận của lãnh đạo,… Cứ 6 tháng/lần, Atlantic sẽ gửi bản đánh giá mức độ hài lòng cho nhân viên để có sự nhìn nhận khách quan. Và trong mấy năm gần đây, chỉ số nhân viên nghỉ việc của Atlantic dưới 7% – một con số đáng mừng.

Vị sếp nữ của Tập đoàn Giáo dục Atlantic hồ hởi chia sẻ: “Chúng tôi chuyển mình từ một công ty du học sang một công ty đào tạo giáo dục nên gặp rất nhiều thách thức. Từng có thời điểm, chỉ số nghỉ việc của công ty lên tới 48%. Chúng tôi buộc phải rà soát lại các khâu từ cách ứng xử của lãnh đạo, văn hoá công ty, môi trường công sở, chế độ đãi ngộ, quy trình làm việc,… để ‘bắt bệnh’.

Nhờ đó, chúng tôi dần hoàn thiện trong khâu quản lý nhân sự, mang đến sự hài lòng cho nhân viên. Hiện, chúng tôi còn có buổi trà chiều mỗi tuần để tất cả mọi người cùng uống trà, ăn bánh, trò chuyện với nhau. Đây là cách vừa để giải tỏa ‘năng lượng bê tông’ vừa giúp gắn kết mọi người. Và đặc biệt sẽ giúp giữ chân nhân viên, không mất chi phí tuyển dụng”.

Ngoài văn hoá trà chiều, tại Atlantic còn có những buổi đào tạo văn hoá, đào tạo King Of Sale, Tử huyệt cảm xúc,… hay gần đây là thử thách “90 ngày chạy & đọc” để mọi người cùng nhau gắn kết và nâng cấp bản thân, cũng như thay đổi không khí làm việc.

Nhờ tầm nhìn của lãnh đạo mà môi trường tại Atlantic luôn vui vẻ, mọi người hứng khởi làm việc, thoải mái chia sẻ những khúc mắc với nhau. Sếp Ngọc Lan có biệt tài khích lệ tinh thần của tất cả nhân viên thông qua những việc làm nhỏ bé…

Nguồn: Cafebiz.vn

Ủng hộ quan điểm “nhân viên nghỉ việc, sếp nên xem lại mình”, ứng viên 9x được chốt lương nghìn Đô

Nam ứng viên này gây ấn tượng với các sếp từ những quan điểm thẳng thắn, mạnh bạo và vô cùng thuyết phục.

Đối đầu căng thẳng với chủ đề gây tranh cãi.

Cơ hội cho ai – Whose chance? tuần này mở đầu với màn so kè căng thẳng của cặp ứng viên ngang sức ngang tài trong ngành truyền thông, marketing, đó là cặp ứng viên Đinh Ngọc Thắng – Phạm Thị Thúy Vy.

Ứng viên Đinh Ngọc Thắng (30 tuổi đến từ thành phố Hồ Chí Minh) tốt nghiệp ngành Nghệ thuật sân khấu tại Cao đẳng văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Anh có hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành Marketing, có thế mạnh về truyền thông đa phương tiện, lên ý tưởng và kế hoạch sản xuất TVC cho chiến dịch quảng cáo ô tô; 3 năm làm việc tại tập đoàn ô tô và hơn 2 năm làm vị trí quản lý trưởng phòng Marketing.

Phạm Thị Thúy Vy (27 tuổi đến từ Tiền Giang), tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh thương mại tại đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM). Cô có 2 năm làm việc trong ngành giáo dục vị trí nhân viên nghiên cứu ứng dụng, hơn 3 năm làm việc trong ngành Marketing với các vị trí nhân viên sáng tạo nội dung, quản lý truyền thông đa nền tảng, tham gia vào đội ngũ cốt lõi trong các dự án startup về công nghệ và Kinh doanh F&B, và đồng dịch giả quyển sách ‘Khuất phục tử thần’ xuất bản năm 2020.

Hai ứng viên bắt đầu vòng Đối mặt với chủ đề tranh biện: “Có quan điểm cho rằng ‘Nhân viên nghỉ việc, sếp nên xem lại mình’, bạn đồng tình hay phản đối quan điểm trên?”

Ứng viên Thúy Vy hoàn toàn phản đối quan điểm trên và cho rằng cả sếp và nhân viên đều nên xem lại mình. Trong khi đó ứng viên Ngọc Thắng lại có ý kiến trái ngược hoàn toàn. Theo anh, sếp là người phải cân nhắc khi nhân viên nghỉ việc, cân nhắc về những bài học cho những lần tuyển dụng sau, cũng như cân nhắc về khoảng thời gian tốt đẹp nhân viên đó cống hiện cho công ty.

Sếp Lan đặc biệt hứng thú với chủ đề tranh biện của chương trình và cho biết đây là vấn đề mà nhiều doanh nhân, startup và các sếp ở cấp trung và cao cấp quan tâm. Với phần thể hiện của 2 ứng viên, đồng thời sếp cũng đặt câu hỏi ‘chí mạng’ để kiểm tra độ thành thật của ứng viên trong việc từng nói xấu sếp và công ty cũ không.

Cả 2 ứng viên đều thừa nhận có từng nghỉ việc và nói xấu sếp và công ty cũ.‘Con người ai cũng có lòng tham và doanh nghiệp nào cũng có vấn đề , các sếp luôn có những câu chuyện riêng của mình mà không thể chia sẻ’ – Ngọc Thắng thành thật.

Sếp Trí nhận xét Thúy Vy trả lời nước đôi và thích quan điểm của ứng viên Ngọc Thắng hơn. Với con mắt của người quản lý, Sếp Trí cho rằng nhân viên nghỉ việc thì 100% là do sếp sai. Theo Sếp Trí lý giải, một người sếp để cho nhân viên nghỉ tức là đã làm mất 2 năm cơ hội của công ty và 2 năm cơ hội của một người khác phù hợp để làm công việc đó. “Mất 3-6 tháng để tuyển được người, 3-6 tháng tiếp để coi người đó làm việc được hay không, 3-6 tháng sau đó để người đó bắt đầu lục đục xin nghỉ hoặc cho người ta nghỉ, 3-6 tháng khác nữa để tuyển người khác thay thế” – Sếp Trí chi tiết.

Như vậy, khi một nhân viên nghỉ, có thể người sếp đó không sai về mặt là phát triển nhân viên hoặc quản lý nhân viên, nhưng đầu vào họ chọn sai người hoặc họ không giữ được nhân viên đó. Mặc dù thích góc nhìn của ứng viên Ngọc Thắng nhưng Sếp Trí cho rằng nếu doanh nghiệp mà không ai nghỉ thì sếp cũng phải xem lại doanh nghiệp liệu có đang thực sự phát triển không. 

Với quan điểm này của Sếp Trí, ứng viên Ngọc Thắng không ngại nói thẳng “Nếu mà một doanh nghiệp không có người thay đổi thì sếp phải là người ra đi”. Chia sẻ có phần mạnh bạo của Ngọc Thắng khiến các sếp không khỏi bất ngờ. Tuy nhiên, lý lẽ ứng viên này đưa ra rất thuyết phục nên ghi điểm trong mắt các sếp.

Ở phương diện khác, Sếp Tiến lại mong muốn được biết mục đích thật sự của của Ngọc Thắng khi đến chương trình tìm cơ hội thì ứng viên thừa nhận bản thân đi làm vì danh: “Em đang muốn là một con người mà gắn bó với một doanh nghiệp và sau này khi doanh nghiệp phát triển lên thành một tập đoàn thì em sẽ là người được nhắc đến vì những đóng góp của tập đoàn đó”.

Với phần thể hiện đầy cá tính ở vòng Đối mặt, ứng viên Ngọc Thắng đã dành 4/7 lượt bình chọn từ các sếp và giành quyền bước vào vòng Chinh phục. Ứng viên Thúy Vy rất tiếc phải dừng lại cuộc thi với 3/7 phiếu bình chọn, nhưng được Sếp Hữu Tiến trao cơ hội khác giúp ứng viên này ‘mở rộng vùng an toàn’ sau chương trình.

Chinh phục Sếp Lan chi lương nghìn Đô, giữ luôn vị trí Leader
Bước vào vòng Chinh phục ứng viên Ngọc Thắng mong muốn được một trong các sếp trao cơ hội được phụ trách phòng Marketing hoặc phụ trách mảng Multimedia của doanh nghiệp.

Theo lộ trình công việc ứng viên này chia sẻ, anh sẽ cống hiến hết sức mình trong khoảng 2 năm đầu, sau đó muốn được luân chuyển sang bộ phận khác hoặc làm vị trí cố vấn để thực hiện mục tiêu: “Luôn luôn đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp để sau này doanh nghiệp lớn mạnh hơn thì luôn luôn nhắc tới em”.

Sau khi trải qua các câu hỏi rất cam go của các Sếp như có đồng ý thay đổi vị trí chỗ làm, từ SG ra Hà Nội hay không hay đã làm đến vị trí Marketing Manager giờ ứng tuyển vị trí truyền thông nội bộ thì quá an toàn và muốn biết lý do đằng sau quyết định này hay Từ đâu em có suy nghĩ làm việc cống hiến hết mình trong 2 năm sau đó làm vị trí cố vấn…cuối cùng Ngọc Thắng đã có được 2 đèn xanh đến từ sếp Lan và Sếp Hiếu để đi tiếp vào vòng trong. 

Tại vòng 3, sự “ chịu chi” để tuyển dụng nhân tài của Sếp Lan đã giành được ứng viên Ngọc Thắng về đầu quân cho Atlantic group, vị trí Leader team truyền thông nội bộ với mức lương 23.333.333 đồng.

Nguồn: Cafef.vn

Ứng viên tiết lộ kinh nghiệm từ 1 người bị đánh giá không biết sale có thể đạt được KPI 120-140%

 

Ngày nay, ngoại hình cũng quan trọng như kỹ năng và bằng cấp?

Trong tập 17 của chương trình Cơ hội cho ai, khán giả được chứng kiến màn tranh tài vô cùng gay cấn giữa 2 ứng viên ngang tài, ngang sức. Ứng viên Nguyễn Hữu Tuấn là chuyên viên kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời anh cũng là mentor (người hướng dẫn) nhóm kinh doanh tại một ngân hàng top đầu ở Việt Nam.

Chủ động, lì đòn, khác biệt là những từ miêu tả về bản thân chàng trai này. Sau gần 3 năm công tác bán sản phẩm tài chính với phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Từ 1 nhân viên bị đánh giá không có khả năng làm sale, anh đã trở thành nhân viên xuất sắc nhiều kỳ liên tiếp, với KPI đạt 120-140%.

Kết quả này đến từ sự khác biệt và sáng tạo. Những chiến lược kinh doanh đi ngược với số đông nhưng đem lại kết quả cao cho tổ chức. “Tôi tin rằng ngày nay nếu có kết quả kinh doanh xuất sắc, chúng ta cần sự khác biệt. Phương châm sống của tôi là đừng làm điều lớn để trở thành người giỏi. Hãy trở thành người giỏi để làm điều lớn”, ứng viên Hữu Tuấn chia sẻ.

Đối đầu với nam ứng viên này là Ngọc Yến, cử nhân khoa Giáo dục Mầm non. Cô đã có 6 tháng hoạt động tại trường mầm non. Sau 3 tháng, cô được bổ nhiệm làm cố vấn chuyên môn. Vì muốn thử thách bản thân mình trong những lĩnh vực mới hơn nên cô rẽ hướng trở thành tiếp viên hàng không, chuyên viên kinh doanh, người mẫu tự do.

“Với 8 năm kinh nghiệm và học tập của mình, tôi tự tin ứng tuyển mình vào vị trí trưởng nhóm kinh doanh và trưởng nhóm Marketing”, Ngọc Yến nói.

Sau phần giới thiệu bản thân, 2 ứng viên sẽ bước vào vòng đối mặt. Tại đây, họ đã tranh biện về chủ đề: “Bạn có đồng ý với quan điểm: Ngày nay, ngoại hình cũng quan trọng như kỹ năng và bằng cấp?”

Ngọc Yến hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Cô khẳng định ngoại hình được nhắc đến ở đây không có nghĩa là phải đẹp như hoa hậu, đơn giản chỉ là cách ăn mặc chỉn chu, 1 mái tóc gọn gàng… làm sao khi người ta nhìn vào sẽ ấn tượng với bạn. Cô lấy ví dụ trong vòng phỏng vấn có 2 ứng viên với trình độ, kiến thức và kỹ năng ngang nhau thì người có ngoại hình ưa nhìn hơn chắc chắn sẽ được chọn vào vòng tiếp theo.

“Đối với tôi, công việc trước đó là 1 tiếp viên hàng không. Ở ngay vòng đầu tiên, tôi đã cần phải đạt các điểm về ngoại hình. Lúc đó chưa cần biết kiến thức của bạn như thế nào nhưng nếu ngoại hình không đạt yêu cầu thì đã không được tuyển chọn làm tiếp viên hàng không”, nữ ứng viên nói.

Song song với việc ngoại hình, Ngọc Yến vẫn khẳng định ứng viên vẫn cần trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng.

Như nữ ứng viên, Hữu Tuấn cũng khẳng định ngày nay ngoại hình quan trọng như bằng cấp và kỹ năng. “Ngoại hình tạo cho chúng ta sự tự tin trong việc tham gia các hoạt động xã hội cũng như kinh doanh. Từ đó, hiệu suất công việc gia tăng. Chúng ta có thể tự tin hơn trong đàm phán, tự tin ở đám đông.

Việc có ngoại hình, bạn sẽ gia tăng được cơ hội nghề nghiệp. Khi 1 người có ngoại hình ưa nhìn luôn luôn tạo được thiện cảm tích cực ngay từ lần gặp đầu tiên. Chính vì vậy, nó tạo nên cơ hội nghề nghiệp rất lớn.

ở hữu ngoại hình đẹp cũng thể hiện tính chuyên nghiệp. Trong môi trường doanh nghiệp, sự chăm sóc về ngoại hình cũng là yếu tố nói nên văn hóa chuyên nghiệp, cũng như sự đầu tư, nghiêm túc với công việc.

Ngoại hình tạo nên thương hiệu cá nhân. 1 người có ngoại hình tốt thì giúp gia tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Ngày nay, ngoại hình được đánh giá ở một số ngành nghề. Ví dụ như ngành nghề liên quan giải trí, truyền thông, thời trang, sắc đẹp”, nam ứng viên trình bày.

Kết thúc phần tranh biện của mình, Hữu Tuấn không quên khẳng định ngoại hình quan trọng. Song mỗi người vẫn cần phát triển cả 3 yếu tố, ngoại hình, bằng cấp và kỹ năng.

Sếp nữ ấn tượng với nam ứng viên ngay từ 30 giây đầu tiên

Để đi tiếp vào phần chinh phục, Nguyễn Hữu Tuấn là người được chọn với 5/7 sếp bình chọn. Trong vòng này, sếp Ngọc Lan khẳng định đã ấn tượng với nam ứng viên này từ 30 giây đầu tiên. Vị chủ tịch của tập đoàn giáo dục Atlantic cũng đã đặt câu hỏi sâu hơn cho anh về việc chủ động, lì đòn, khác biệt như thế nào để từ 1 nhân viên không biết sale có thể đạt được mức KPI 120-140%.

“Từ khi còn là nhân viên, tôi đã có sự chủ động trong việc đặt mục tiêu, bao nhiêu năm làm việc phải lên được vị trí. Tôi chủ động trong việc học hỏi, hoàn thành công việc của mình. Sau một thời gian làm việc, tôi cũng chủ động đề xuất với ban lãnh đạo để mình có những định hướng tốt hơn.

Về sự lì đòn, đó là sự không bỏ cuộc, cam kết theo đuổi mục tiêu đến cùng. Tôi còn lì đòn trong việc bám đuổi và kết nối xây dựng khách hàng.

Cách triển khai công việc của tôi là không đi theo số đông. Thông thường, mọi người sẽ liên hệ với khách hàng vào giờ hành chính. Nếu tôi cũng liên hệ trong thời điểm đó thì khó được khách hàng nhớ đến. Vì thế, tôi đã kết nối với khách hàng vào thời điểm khác trong ngày như buổi tối. Như vậy, khách hàng sẽ nhớ đến mình nhiều hơn. Khi đó thông tin mình chia sẻ sẽ được khách hàng đón nhận tốt hơn”, Hữu Tuấn mô tả.

Sau khi lắng nghe phần chia sẻ này, sếp Ngọc Lan mong muốn nam ứng viên gia nhập Atlantic với vị trí leader hoặc có thể tiến lên trưởng phòng hoặc giám đốc kinh doanh trong tương lai.

Nhận ra tài năng của nam ứng viên này, lần lượt các sếp Hữu Tiến, Trung Dũng, Trung Hiếu cũng bật đèn xanh để đưa ứng viên này tiếp tục bước vào vòng 3. Theo đó, sếp Nguyễn Trung Hiếu đưa ra mức lương 18 triệu đồng cho vị trí trưởng nhóm kinh doanh kênh HORECA (kênh bán hàng các sản phẩm phục vụ, khách sạn). Tương đương với mức lương này, sếp Nguyễn Trung Dũng mong muốn tuyển ứng viên này cho vị trí trưởng nhóm kinh doanh khách hàng doanh nghiệp. Đưa ra mức lương cao hơn, 18.888.888 đồng, sếp Hữu Tiến đề xuất vị trí trưởng nhóm kinh doanh kênh nhà thuốc.

Vì có ấn tượng mạnh với Hữu Tuấn, sếp Ngọc Lan đã đưa ra mức lương 20 triệu đồng cho vị trí trưởng nhóm tư vấn giáo dục.

Tuy nhiên, cuối cùng, nam ứng viên nay lại lựa chọn đầu quân cho sếp Trung Hiếu tại công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. Chia sẻ về quyết định này, nam ứng viên cho rằng Bảo Ngọc đang là thương hiệu lớn trên thị trường của ngành FMCG. Định hướng công ty lại muốn phát triển mảng mới, kênh HORECA. Là 1 người trẻ, anh muốn tiên phong cho lĩnh vực mới này.
Nguồn: Cafef.vn

Từng vực dậy doanh nghiệp trên bờ phá sản, ứng viên 8x được chốt luôn vị trí giám đốc kinh doanh

Nam ứng viên này gây ấn tượng với các sếp bằng kinh nghiệm thực chiến khi từng có 12 năm kinh nghiệm làm việc và hơn 5 năm ở vị trí giám đốc điều hành.

Đối đầu nảy lửa giữa hai ứng viên từng làm quản lý, giám đốc

Cơ hội cho ai – Whose chance? Tập 14 mở đầu với màn so kè căng thẳng của cặp ứng viên ngang sức ngang tài, từng giữ những vị trí cấp cao trong doanh nghiệp. Đó là cặp ứng viên Lê Minh Phú (36 tuổi) và Hà Quang Bảo Thịnh (30 tuổi).

Ứng viên Lê Minh Phú tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán tại Học viện Tài chính, hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc với nhiều vị trí khác nhau, trong đó có hơn 5 năm ở vị trí giám đốc điều hành. Năm 2018, Lê Minh Phú tiếp quản một công ty trên bờ vực phá sản, sau hơn 1 năm điều hành công ty đã hoạt động ổn định và tự chủ thu chi.

Đối đầu với Lê Minh Phú là ứng viên Hà Quang Bảo Thịnh, tốt nghiệp Thủ khoa chuyên ngành Công nghệ sinh học tại ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Bảo Thịnh từng đạt học bổng Thạc sĩ tại ĐH Kyung Hee (Hàn Quốc), có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và 9 năm làm việc đa vị trí trong mảng nghiên cứu và phát triển R&D tại các công ty thực phẩm. Đáng chú ý, ứng viên này từng giữ vị trí quản lý 5 năm và là 1 trong 30 quản lý trẻ tiềm năng của 1 tập đoàn xuất nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Hai ứng viên bắt đầu vòng Đối mặt với chủ đề tranh biện: “Doanh nghiệp gặp khó khăn, là cấp quản lý bạn có chia sẻ với nhân viên vấn đề này hay không? Bạn sẽ làm gì nếu nhân viên nhất quyết đòi tăng lương trong hoàn cảnh này?”

Ứng viên Bảo Thịnh đưa ra quan điểm ủng hộ việc quản lý chia sẻ khó khăn với nhân viên để tạo sự gắn kết giữa nhân viên với lãnh đạo, cũng như khích lệ lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp. Anh cho rằng lắng nghe ý kiến của nhân viên cũng có thể góp phần giải quyết vấn đề khó khăn tồn tại trong doanh nghiệp.

                                                                  Ứng viên Bảo Thịnh

Với tình huống nhân viên muốn tăng lương, Bảo Thịnh cho biết anh sẽ trao đổi với nhân viên để hiểu nhu cầu và cân nhắc dựa trên kết quả công việc, trong trường hợp xứng đáng anh vẫn sẵn sàng deal lại lương.

Nếu nhân viên nhất quyết đòi tăng lương thì tôi sẽ xét trên trường hợp cụ thể giữa được và mất của công ty. Trong trường hợp tăng lương cho nhân viên mà nhân viên đua nhau đòi tăng lương thì sẽ mất cân đối chi phí của doanh nghiệp. Nếu không thể đạt được cân bằng chi phí thì buộc phải thay thế nhân sự để đảm bảo quỹ chi phí để công ty duy trì hoạt động qua giai đoạn khó khăn”, Minh Phú bày tỏ.

Ứng viên Minh Phú cũng ủng hộ việc chia sẻ khó khăn với nhân viên nhưng chỉ ở mức độ nhất định. “Tôi sẽ gặp từng người để hỏi tâm tư nguyện vọng của họ, vì sao họ lại đòi tăng lương ở giai đoạn này, nói để cho họ hiểu trước đó họ đã nhận được gì từ công ty và động viên họ vượt qua khó khăn. 

                                                                       Ứng viên Minh Phú

Với phần trình bày của 2 ứng viên, sếp Trung Hiếu đánh giá đây là “một cặp đấu thú vị”. Sếp Trung Hiếu thích cách xử lý tình huống của ứng viên Minh Phú hơn bởi cần phân loại nhân viên trong trường hợp họ muốn tăng lương. “Nhân viên có năng lực thì chúng ta không ngại tăng lương, cái gì tối ưu thì vẫn tối ưu nhưng cái gì đầu tư thì vẫn phải đầu tư. Tuy nhiên cần cân nhắc cách đầu tư, tránh rủi ro cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn”.

Bên cạnh đó, sếp Tiến và sếp Trung hiếu đều cho rằng ứng viên Bảo Thịnh phù hợp hơn với hướng nghiên cứu khoa học, cần trau dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng ở cấp độ quản lý. Kết thúc vòng Đối đầu, 5/7 sếp chọn ứng viên Minh Phú để bước tiếp vào vòng Chinh phục. 

Không ngại chuyển ngành, giữ luôn vị trí giám đốc kinh doanh

Bước vào vòng Chinh phục, ứng viên Minh Phú chia sẻ bản thân có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ. Anh từng điều hành một doanh nghiệp chuẩn bị phá sản, tái cơ cấu nhân lực và tìm ra sản phẩm phục vụ thị trường “ngách” khác biệt, từ đó khôi phục hoạt động công ty. Minh Phú mong muốn có thể làm cho tập đoàn lớn ổn định và học hỏi, hoàn thiện bản thân.

Sếp Ngọc Lan và Sếp Trung Hiếu bấm chọn để ứng viên này có cơ hội bước tiếp vào vòng Cơ hội cho ai. Sếp Lan đề nghị offer vị trí giám đốc kinh doanh công ty thức ăn chăn nuôi gia súc với mức lương 30.500.000 đồng còn sếp Trung Hiếu đưa ra offer vị trí quản lý dự án với mức lương 26.868.686 đồng.

Với mức lương đạt kỳ vọng và triển vọng nghề nghiệp sếp Ngọc Lan đưa ra, Minh Phú đã chốt deal thành công với sếp Lan với vị trí giám đốc kinh doanh vùng.

Nguồn: Cafef.vn

Cơ Hội Cho Ai 5|Tập 18: Sếp Tiến đầu tư mọi vốn liếng để ứng viên làm chủ,kết thúc hành trình như mơ

Cơ Hội Cho Ai 5|Tập 18: Sếp Tiến đầu tư mọi vốn liếng để ứng viên làm chủ,kết thúc hành trình như mơ

Xem mới nhất tại: https://bit.ly/ALOMediaEntertainment

Xem trọn bộ CƠ HỘI CHO AI – Mùa 5: https://bit.ly/CoHoiChoAi-Mua5

Cơ Hội Cho Ai – Whose Chance mùa 5 chào đón sự tham gia của 6 vị Sếp đến từ 6 doanh nghiệp đa dạng về lĩnh vực kinh doanh và gương mặt dẫn chương trình MC Đinh Tiến Dũng

– Sếp Nguyễn Trung Hiếu – Thành viên HĐQT – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA)

– Sếp Nguyễn Lê Vũ Linh – Tổng giám đốc thương hiệu thời trang IVY moda

– Sếp Nguyễn Trung Dũng – FOUNDER & CEO công ty cổ phần Dh foods

– Sếp Nguyễn Thị Ngọc Lan – Chủ tịch tập đoàn giáo dục Atlantic

– Sếp Vũ Minh Trí – Tổng Giám Đốc ASIM Group

– Sếp Phạm Minh Hữu Tiến – FOUNDER & CEO công ty TNHH Dược Sĩ Tiến

– Sếp Hoàng Nam Tiến – Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT

– Sếp Nguyễn Vũ Anh – CEO Công ty TNHH Cốc Cốc

Ở mùa 5, Cơ Hội Cho Ai? – Whose Chance? mong muốn lan tỏa thông điệp CHỚP CƠ HỘI VÀNG – SẴN SÀNG BỨC PHÁ dành cho tất cả ứng viên, người lao động và đặc biệt là những bạn trẻ.

————————————–

CƠ HỘI CHO AI?- WHOSE CHANCE? MÙA 5

Chương trình truyền hình thực tế số 1 về việc làm phát sóng vào KHUNG GIỜ VÀNG lúc 20:30 thứ 6 hàng tuần trên VTV3 từ 06/10/2023 và 21:30 trên kênh youtube ALO Media Entertaiment.

▶️ Fanpage:   / cohoichoaivn  

▶️TikTok: @cohoichoai

▶️ Website: http://cohoichoai.com/#cohoichoaimua5#whosechance5#ALOMedia#Cohoichoai#Whosechance#VTV3#BaoNgoc#IVYmoda#AtlanticGroup#CocCoc#TikTok

————————————–

Cơ Hội Cho Ai? – Whose Chance? là chương trình truyền hình thực tế đầu tiên về việc làm – cầu nối giữa Nhà tuyển dụng và Người lao động. Phỏng vấn thật – Thương lượng thật – Việc làm thật là 3 yếu tố nổi bật, làm nên thương hiệu của chương trình.

Whose Chance, the first-ever in Vietnam TV show about employment. A bridge between employers and employees. Real interviews, real negotiations, and real jobs, the 3 unique elements that make the show stand out and become a brand.”








Information

  • ALO Media Joint Stock Company (ALO Media)
  • Head Office:
    Room 402, 4th Floor, Hanoi Group Building, 445 Doi Can Street, Ba Dinh District, Hanoi
    Tel: +84 24 6270 1555
    Fax: +84 24 6270 0555
  • Ho Chi Minh Branch:
    27 Ho Van Hue, Ward 9, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City
    Tel: +84 28 3511 9070
    Fax: +84 28 3511 9870
  • Hotline: +84 933 166 969
  • Email: info@alomedia.vn
  • Website: www.alomedia.vn

Follow for more

02835.119.070
02835119070