Người ta nói mãi về sự kiên định, kiên trì. Vậy đến khi nào thì chúng ta nên từ bỏ? Đó cũng chính là câu hỏi được Gen Z đặt ra trong cuộc đối thoại với các nhà tuyển dụng tại chương trình “Whose Chance Talk – Gen Z hỏi, các Sếp trả lời”.
“Thực sự khi chúng ta chọn lựa sai, chúng ta phải biết điều đó và từ bỏ”, đó là câu trả lời của Sếp Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Viễn thông FPT trước câu hỏi: “Khi nào thì nên bỏ cuộc” của một bạn Gen Z.
“Khi nào thì nên bỏ cuộc” – đó chỉ là một trong những câu “hỏi xoáy đáp xoay” mà các sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã đặt ra trong chương trình “Whose Chance Talk – Gen Z hỏi, các Sếp trả lời”. Nằm trong chuỗi sự kiện của show truyền hình thực tế “Whose Chance – Cơ hội cho ai”, chương trình mang đến những kiến thức về việc làm, giúp sinh viên sắp tốt nghiệp chuẩn bị tâm thế cho hành trình sắp tới. Bên cạnh những “câu hỏi lớn” của Gen Z về nghề nghiệp, lãnh đạo các doanh nghiệp cũng chỉ ra những điểm yếu làm mất đi lợi thế cạnh tranh của sinh viên trên thị trường lao động.
Trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), không ít bạn trẻ đặt ra mối lo ngại về cơ hội việc làm trong tương lai. Giải đáp thắc mắc này, các khách mời khẳng định rằng mỗi người phải tạo sự khác biệt bằng tư duy độc lập nếu không muốn bị AI thay thế.
Khi thế giới phẳng, khả năng tiếp cận thông tin của con người được mở rộng, các cá nhân dễ bị tác động và dẫn tới xu hướng đám đông. Để rèn luyện tư duy độc lập, Sếp Hoàng Nam Tiến chỉ ra 5 yếu tố quan trọng gồm: tố chất, phẩm chất, kiến thức, năng lực và kinh nghiệm.
Trong đó, “tố chất là trời sinh, phẩm chất là do rèn luyện, kiến thức là do học tập, năng lực là do thử thách và kinh nghiệm là do thời gian”, là lời chia sẻ của ông Tiến đến Gen Z.
17 ứng viên tìm được công việc tại “Cơ Hội Cho Ai – Whose Chance” mùa 4
Bằng tất cả sự nỗ lực và kiên định trong suốt hành trình mang đến việc làm cho các ứng viên, ngày 30/12/2022 vừa qua, tin vui bất ngờ đã đến với Ban tổ chức, Nhà sản xuất “Cơ hội cho ai? – Whose chance?”, khi tập phát sóng với chủ đề Cô gái dân tộc thiểu số thay đổi cuộc đời bằng con đường học vấn” vinh dự nằm trong Top 3 hạng mục Chương trình Giải trí Ấn tượng thuộc khuôn khổ Giải thưởng Ấn tượng VTV – VTV Awards 2022.
Đại diện BTC chia sẻ tuy không đạt được giải thưởng chung cuộc nhưng với việc góp mặt trong danh sách đề cử của một Giải thưởng uy tín của Đài truyền hình Quốc gia như VTV Awards, thì đã là một sự công nhận, một niềm vinh dự và hạnh phúc, đền đáp cho những nỗ lực không ngơi nghỉ của ekip chương trình trong những ngày cuối năm 2022.
Quay trở lại với thông tin tổng kết mùa 3, theo thống kê, xuyên suốt 14 tập của mùa 4 có 17 ứng viên đạt được thỏa thuận công việc trên chương trình.
Trong đó, phân nửa đạt được mức lương thỏa thuận từ 30 – 40 triệu đồng/tháng. Lưu Cẩm Văn, 33 tuổi, là ứng viên đạt thỏa thuận mức lương cao nhất chương trình ở mức 40 triệu đồng/tháng, hiện đã gia nhập DH Foods. Còn Tống Hương Giang, thỏa thuận lương 26,8 triệu đồng đã chuyển vào TP HCM sinh sống với sự hỗ trợ nhà ở và xe đi lại từ sếp Thắng Lợi Group.
Trong đó, hai sếp chiêu mộ được nhiều ứng viên nhất là bà Lưu Nga – nhà sáng lập Thương hiệu Thời trang Elise, và ông Lê Đức Thuấn – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA), cùng với 4 ứng viên.
Mặc dù chỉ tham gia ngồi ghế giám khảo 3/4 tổng số mùa phát sóng (từ mùa 2 đến 4), tuy nhiên, theo thống kê từ BTC, sếp Bảo Ngọc đã tuyển dụng thành công trên sóng truyền hình tổng cộng 16 ứng viên, cũng là vị sếp “chốt deal” nhiều nhất của mỗi mùa tương ứng. Trong đó, có 5 ứng viên mùa 2 (2020), 7 ứng viên mùa 3 (2021) và 4 ứng viên mùa 4 (2022).
Xét về mức lương, có 8/17 ứng viên đạt được mức lương 30 – 40 triệu đồng/tháng.
Lưu Cẩm Văn, 33 tuổi, là ứng viên đạt thỏa thuận mức lương cao nhất chương trình ở mức 40 triệu đồng/tháng, được chiêu mộ bởi sếp Nguyễn Trung Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP DH Foods.
Thực tế, vị sếp trả lương hào phóng nhất chương trình phải kể đến sếp Lưu Nga, offer tới 50 triệu đồng cho một ứng viên không bằng cấp, profile khủng là Huỳnh Hà My, 31 tuổi, người đồng hành và phát triển kênh YouTube Best Ever Food Review Show, từ 20.000 người theo dõi đến hơn 8,5 triệu người theo dõi. Tuy nhiên, My không muốn rời xa gia đình ở TP HCM để ra Hà Nội cho nên đã từ chối offer của sếp Lưu Nga.
Ứng viên đạt thỏa thuận lương thấp nhất là Phạm Hồng Nhung, 22 tuổi, cô gái tốt nghiệp loại giỏi Đại học Bách khoa TP HCM đã vượt qua đàn chị là du học sinh Úc. Nhung đạt được mức lương thỏa thuận ở mức 16 triệu đồng/tháng, với vị trí Nhân viên R&D và Quản lý Chất lượng tại DH Foods. Sau cam kết trên truyền hình, một số nhân sự đã về với doanh nghiệp tuyển dụng.
Trịnh Hoàng Quân, 26 tuổi, tốt nghiệp ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị, Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện đã về với FPT Telecom của sếp Hoàng Nam Tiến, với vị trí Trưởng phòng phát triển Doanh nghiệp chi nhánh TP HCM, mức lương thỏa thuận 30.007.777 triệu đồng/tháng.
Cấp trên của Quân, ông Lê Nam Dương – Giám đốc Trung tâm Kinh doanh dự án FPT Telecom – cho biết sau 6 tháng, công ty sẽ đánh giá và định hướng cho Quân dựa vào kết quả thực tế.
Phạm Huyền Trinh, 23 tuổi, cử nhân ngành Kinh tế Quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sau chương trình đang đảm nhận vị trí chuyên viên nội dung mạng xã hội Tập đoàn ASIM, mức lương 20 triệu đồng.
“Sau khi chốt deal, ban nhân sự của ASIM đã lập tức liên hệ với tôi để sắp xếp thời gian đến trao đổi công việc. Đây cũng là nơi có chính sách phúc lợi rất tốt. Sếp Trí là người tôi đã ngưỡng mộ, ở sếp có tinh thần truyền động lực rất lớn về sự sáng tạo, chinh phục cho mỗi nhân sự”, Trinh bày tỏ.
Bên cạnh đó, các ứng viên như Lê Thanh Bình đã về với CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA), Lưu Cẩm Văn về với DH Foods, du học sinh Nga Nguyễn Hoài Thu về với FPT Telecom.
Còn Tống Hương Giang, ứng viên thỏa thuận lương 26,8 triệu đồng cho vị trí Phó phòng Digital Marketing của Thắng Lợi Group, đã chuyển vào TP HCM sinh sống với sự hỗ trợ nhà ở và xe đi lại như lời hứa của sếp Nguyễn Thanh Quyền – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Khởi động trong bối cảnh thị trường lao động đang đứng trước rất nhiều rủi ro và thách thức, Cơ Hội Cho Ai? – Whose Chance? – Chương trình truyền hình thực tế về việc làm hot nhất mùa hè này trên VTV3 chính thức mở link đăng ký casting tìm kiếm những ứng viên có khát khao chứng tỏ năng lực, nâng tầm sự nghiệp, không quan trọng bạn là ai? Ở độ tuổi nào? Làm nghề gì?
Theo đó, chương trình Cơ hội cho ai vừa công bố thông tin tìm kiếm ứng viên cho mùa mới. Cơ hội được dành cho những công dân Việt Nam sống trong và ngoài nước, công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam trong độ tuổi lao động, từ 18 tuổi trở lên ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Với sứ mệnh mang lại thật nhiều giá trị việc cho người lao động, sự trở lại của Cơ hội cho ai – Whose Chance? mùa 5 sẽ là một sự bùng nổ với sự tham gia của nhiều Sếp lớn đến từ các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, nhiều vị trí công việc đang chờ đón các ứng viên.
Cơ hội cho ai – Whose Chance? phát sóng lần đầu tiên vào tháng 9/2019 trên kênh VTV3. Sau 4 mùa phát sóng, nhận hàng ngàn hồ sơ đăng ký trên cả nước, mang lại cơ hội việc làm, đặt nền móng đối với con đường sự nghiệp rộng mở cho hàng trăm ứng viên.
Bên cạnh thành công trong việc kết nối nhu cầu tìm việc của người lao động với tìm người của nhà tuyển dụng, chương trình còn được đánh giá như một sàn giao dịch việc làm công khai, minh bạch khi công khai mức lương và mức đãi ngộ cho người lao động, xuất hiện nhiều tệp ứng viên đa dạng về tuổi đời, tuổi nghề, cũng như kinh nghiệm làm việc.
Ở mùa thứ 4, MC Thành Trung tiếp tục đảm nhận vai trò người dẫn dắt, có sự tham gia của 6 lãnh đạo doanh nghiệp trao cơ hội việc làm cho rất nhiều ứng viên tài năng. Chương trình mùa 4 cũng lọt top 5 Chương trình giải trí ấn tượng tại VTV Awards 2022.
Với sứ mệnh mang lại thật nhiều giá trị việc cho người lao động, sự trở lại của Cơ Hội Cho Ai? – Whose Chance? mùa 5 sẽ là một sự bùng nổ với sự tham gia của nhiều Sếp lớn đến từ các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, nhiều vị trí công việc đang chờ đón bạn.Đừng bỏ lỡ cơ hội hấp dẫn này, nhanh tay đăng ký tham gia casting chương trình Cơ hội cho ai? – Whose Chance? – Chương trình truyền hình thực tế giúp Ứng viên và Sếp tìm được người đồng hành xứng đáng ngay trên sóng truyền hình quốc gia.
Hãy đăng ký tham gia casting ngay để có cơ hội tham gia chương trình truyền hình hấp dẫn này nhé.
Chiều ngày 21/3/2023, chương trình “Whose Chance Talk – GenZ hỏi, các Sếp trả lời” diễn ra tại Trường ĐH Hồng Bàng với sự tham dự của hơn 500 sinh viên, các Sếp đến từ các tập đoàn lớn và Content Creator Tun Phạm, MC Ngọc Nhi.
Nằm trong chuỗi sự kiện của show truyền hình thực tế “Whose Chance – Cơ Hội Cho Ai”, chương trình nhằm cung cấp những kiến thức về việc làm để các bạn sinh viên sắp ra trường tự tin bước vào kỳ thực tập, ra trường sắp tới. Đặc biệt, các Sếp sẽ giải đáp những “câu hỏi lớn” của thế hệ Gen Z, giúp họ chuẩn bị hành trang định hướng công việc cũng như trau dồi thêm những kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng.
Tại sự kiện lần này, các bạn sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng có cơ hội gặp gỡ và giao lưu cùng các Sếp đến từ chương trình “Whose Chance – Cơ Hội Cho Ai”: Sếp Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Viễn thông FPT, Sếp Dương Long Thành – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thắng Lợi Group, Sếp Nguyễn Trung Dũng – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc DH Foods.
Chia sẻ về tiêu chí ưu tiên khi tuyển dụng, Sếp Tiến hài hước so sánh giữa tiêu chí truyền thống là “ngoan cố” (nói gọn của ngoan ngoãn và cố gắng) và ngày nay là khả năng tư duy độc lập và năng lực phản biện. Nếu sinh viên không bảo vệ được ý kiến riêng thì sẽ trở thành người bình thường và thậm chí tầm thường. Vì vậy, nhiệm vụ của các trường ĐH là giúp các bạn tự học, tự nghiên cứu và tự phát triển bản thân. Ngoài ra, tiếng Anh không còn là ngoại ngữ mà trở thành một thứ ngôn ngữ để làm việc, sống và giải trí. Cuối cùng, các trường nên tăng cường thể lực cho sinh viên bên cạnh trí lực vì mỗi ngày sinh viên sử dụng hơn 6 giờ để lướt Facebook, Tiktok, Youtube….
Sếp Long Thành đánh giá Gen Z hiện nay hơi lan man, thiếu tập trung và chuyên sâu. Do đó, họ cần tập trung phát triển điểm mạnh để khắc phục điểm yếu. Cũng như các bạn trẻ nên kiên trì, kiên định theo đuổi mục tiêu là một trong những yếu tố dẫn lối thành công, sếp Tiến nói thêm.
Riêng sếp Dũng nhấn mạnh: “Kiến thức ở trường chỉ là bàn đạp, khi ra trường cần học cách tiếp thu cái mới”. Khi tuyển dụng, doanh nghiệp thường ưu tiên chọn ứng viên điểm cao; do đó, các bạn cần cố gắng học thật giỏi, rèn luyện thể chất thật tốt để có đủ trí lực và thể lực phục vụ cho đam mê công việc của mình sau này.
Tại chương trình, sếp Tiến chia sẻ về 5 yếu tố khi đánh giá nhân sự, đó là tố chất (do thiên bẩm), phẩm chất (nhờ rèn luyện), kiến thức (qua quá trình học tập), năng lực (do thử thách), kinh nghiệm (qua thời gian). Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chọn những ứng viên phù hợp chứ không phải là người giỏi nhất.
Đó là lời khuyên của Content Creator Tun Phạm cho các bạn sinh viên tại chương trình “Whose Chance Talk – GenZ hỏi, các Sếp trả lời” diễn ra tại Trường ĐH Hồng Bàng vào 21/3 vừa qua.
Nằm trong chuỗi sự kiện của show truyền hình thực tế “Whose Chance – Cơ Hội Cho Ai”, chương trình nhằm cung cấp những kiến thức về việc làm để các bạn sinh viên sắp ra trường tự tin bước vào kỳ thực tập, ra trường sắp tới. Đặc biệt, các Sếp sẽ giải đáp những “câu hỏi lớn” của thế hệ Gen Z, giúp họ chuẩn bị hành trang định hướng công việc cũng như trau dồi thêm những kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng.
Chia sẻ về lời khuyên cho sinh viên khi họ phải cạnh tranh với Trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm mưa làm gió hiện nay, Content Creator Tun Phạm cho rằng AI xuất hiện thì cơ hội việc làm của các bạn cũng gia tăng, cả những nước phát triển vẫn đang thiếu nhân sự trong một số lĩnh vực. “Ở thời điểm đi học, sinh viên cần chuẩn bị thái độ và kỹ năng giao tiếp tốt, để có thể thăng tiến trong tương lai. Và dù có khó khăn và không có thời gian thì nhớ học tiếng Anh, điều này rất quan trọng”, Tun Phạm nhấn mạnh.
Một trong những thời điểm tốt nhất của tuổi trẻ là khi còn đang ngồi trên ghế Nhà trường. Điều quan trọng nhất cần làm bây giờ là các bạn sinh viên cần đối diện với những nỗi sợ hãi và “lao đầu” vào làm những việc mà các bạn sợ.
Ngoài ra, Tun Phạm cũng khuyên các bạn trẻ đừng ngại trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau như bản thân Tun Phạm từng “xin” được làm MC tại sự kiện của trường mình tổ chức. “Các bạn trẻ hãy chịu khó đi xin làm việc, càng xin nhiều thì càng có cơ hội nhiều”, Tun Phạm cho biết.
Tham gia vào chương trình có các Sếp đến từ các doanh nghiệp lớn, dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng Tun Phạm vẫn tự tin vào khả năng giao tiếp của mình và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong nội dung giao lưu, chia sẻ.
Đại diện cho Gen Z và cũng là “ông chủ” trẻ đang kinh doanh, Content Creator Tun Phạm chia sẻ 3 điều cần xem xét khi tìm việc là việc đó mang lại lợi ích cho xã hội, giúp bạn kiếm thêm thu nhập và phải là công việc bạn thật sự yêu thích.
Nếu như Sếp Long Thành chia sẻ ông không đánh giá cao những bạn chỉ học và không làm thêm ở doanh nghiệp trong quá trình học thì Sếp Trung Dũng khuyên các bạn cần cố gắng học thật giỏi, rèn luyện thể chất thật tốt để có đủ trí lực và thể lực phục vụ cho đam mê công việc của mình sau này.
Nhận định về những kỹ năng sinh viên Việt Nam còn thiếu khi làm việc, Sếp Nam Tiến nêu ra 3 điểm yếu: làm việc nhóm kém, dễ bỏ cuộc và quá yếu về thể lực.
Giải đáp câu hỏi của sinh viên về kỹ năng quản lý, Sếp Nam Tiến đưa ra các nguyên tắc: Chia sẻ mục tiêu chung của người đứng đầu; chia sẻ quyền lợi về thu nhập, cơ hội phát triển và cơ hội nghề nghiệp; chia sẻ trách nhiệm và kỷ luật gồm quy trình, cách thức và thực hiện những điều đã cam kết với cấp dưới.
Cũng ngay tại sự kiện, Ban tổ chức của chương trình “Cơ Hội Cho Ai – Whose Chance” chính thức công bố Casting mùa thứ 5 với chủ đề “Chớp cơ hội vàng, sẵn sàng bứt phá”. Mỗi ứng viên đến với chương trình mùa 5 cần mang trong mình tinh thần chiến binh, dám đương đầu với mọi thử thách từ các Sếp, vượt qua giới hạn, nắm lấy cơ hội, chinh phục các vị trí công việc mơ ước cùng mức đãi ngộ xứng đáng.
Mới đây, chương trình “Whose Chance Talk – GenZ hỏi, các Sếp trả lời” diễn ra tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng với sự tham dự của hơn 500 sinh viên, các Sếp đến từ các tập đoàn lớn và Content Creator Tun Phạm, MC Ngọc Nhi.
Nằm trong chuỗi sự kiện của show truyền hình thực tế “Whose Chance – Cơ Hội Cho Ai”, chương trình nhằm cung cấp những kiến thức về việc làm để các bạn sinh viên sắp ra trường tự tin bước vào kỳ thực tập, ra trường sắp tới. Đặc biệt, các Sếp sẽ giải đáp những “câu hỏi lớn” của thế hệ Gen Z, giúp họ chuẩn bị hành trang định hướng công việc cũng như trau dồi thêm những kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng.
Tại sự kiện lần này, các bạn sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng có cơ hội gặp gỡ và giao lưu cùng các Sếp đến từ chương trình “Whose Chance – Cơ Hội Cho Ai”: Sếp Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Viễn thông FPT, Sếp Dương Long Thành – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thắng Lợi Group, Sếp Nguyễn Trung Dũng – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc DH Foods.
Chia sẻ bí quyết tìm việc cho sinh viên, Sếp Tiến cho rằng: “Điều đầu tiên, các bạn phải xác định được mục tiêu chính. Thứ hai, phải xác định được quyền lợi, gồm thu nhập, cơ hội phát triển và môi trường làm việc. Như vật, khi làm trong một nhóm chúng ta phải biết chia sẻ quyền lợi và ngay lập tức là chia sẻ trách nhiệm. Thứ tư là kỷ luật, gồm quy trình, cách thức, thực hiện những điều làm việc”.
Về tiêu chí ưu tiên khi tuyển dụng, Sếp Tiến hài hước so sánh giữa tiêu chí truyền thống là “ngoan cố” (nói gọn của ngoan ngoãn và cố gắng) và ngày nay là khả năng tư duy độc lập và năng lực phản biện. Nếu sinh viên không bảo vệ được ý kiến riêng thì sẽ trở thành người bình thường và thậm chí tầm thường. Vì vậy, nhiệm vụ của các trường ĐH là giúp các bạn tự học, tự nghiên cứu và tự phát triển bản thân. Anh nêu quan điểm: “Kiến thức không phải là điều quan trọng nhất của trường Đại học. Vì hôm nay, kiến thức các bạn học được trong nhà trường cũ đi rất nhanh. Nếu các bạn không tự tìm được phương pháp tự học, tự trưởng thành, tự nghiên cứu thì rất khó có tương lai”.
Đại diện cho Gen Z và cũng là “ông chủ” trẻ đang kinh doanh, Content Creator Tun Phạm chia sẻ 3 điều cần xem xét khi tìm việc là việc đó mamg lại lợi ích cho xã hội, giúp bạn kiếm thêm thu nhập và phải là công việc bạn thật sự yêu thích. Kinh doanh thành công và cũng là bạn trẻ có sức ảnh hưởng mạng xã hội, Tun Phạm khuyên các bạn trẻ: “Thứ nhất các bạn cần chuẩn bị được kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm như giao tiếp và tiếng Anh. Học tiếng Anh rất quan trọng. Điều quan trọng nhất cần làm bây giờ đối diện với những gì sợ hãi. Càng sợ điều gì càng cần phải làm điều đó”.
Về tiêu chí ưu tiên khi tuyển dụng, Sếp Tiến hài hước so sánh giữa tiêu chí truyền thống là “ngoan cố” (nói gọn của ngoan ngoãn và cố gắng) và ngày nay là khả năng tư duy độc lập và năng lực phản biện. Nếu sinh viên không bảo vệ được ý kiến riêng thì sẽ trở thành người bình thường và thậm chí tầm thường. Vì vậy, nhiệm vụ của các trường ĐH là giúp các bạn tự học, tự nghiên cứu và tự phát triển bản thân. Anh nêu quan điểm: “Kiến thức không phải là điều quan trọng nhất của trường Đại học. Vì hôm nay, kiến thức các bạn học được trong nhà trường cũ đi rất nhanh. Nếu các bạn không tự tìm được phương pháp tự học, tự trưởng thành, tự nghiên cứu thì rất khó có tương lai”.
Đại diện cho Gen Z và cũng là “ông chủ” trẻ đang kinh doanh, Content Creator Tun Phạm chia sẻ 3 điều cần xem xét khi tìm việc là việc đó mamg lại lợi ích cho xã hội, giúp bạn kiếm thêm thu nhập và phải là công việc bạn thật sự yêu thích. Kinh doanh thành công và cũng là bạn trẻ có sức ảnh hưởng mạng xã hội, Tun Phạm khuyên các bạn trẻ: “Thứ nhất các bạn cần chuẩn bị được kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm như giao tiếp và tiếng Anh. Học tiếng Anh rất quan trọng. Điều quan trọng nhất cần làm bây giờ đối diện với những gì sợ hãi. Càng sợ điều gì càng cần phải làm điều đó”.
Giai đoạn bình chọn 2 của giải thưởng Ấn tượng VTV – VTV Awards 2022 được bắt đầu vào ngày 15/12 – sau khi tìm ra Top 5 của 12 hạng mục ở bình chọn giai đoạn 1. Và sau 2 tuần bình chọn, danh sách Top 3 đã được tìm thấy.
Sau khi cổng bình chọn giai đoạn 2 đóng lại vào 20h ngày 30/12/2022, toàn bộ số phiếu bình chọn của khán giả đã được cộng với số phiếu bình chọn của Hội đồng chuyên môn để tìm ra 3 vị trí có số phiếu cao nhất tại mỗi hạng mục. Cụ thể, tổng điểm của mỗi đề cử tính bằng 50% điểm qui đổi do khán giả bình chọn và 50% điểm do Hội đồng chuyên môn bình chọn (Gồm HĐCM thuộc VTV: Đại diện các đơn vị thuộc Đài THVN và HĐCM ngoài VTV là là các nhà báo, nghệ sĩ, đạo diễn uy tín).
Dưới đây là danh sách Top 3 Chương trình Giải trí ấn tượng
1. Cơ hội cho ai: Cô gái dân tộc thiểu số thay đổi cuộc đời bằng con đường học vấn
2. Cuộc hẹn cuối tuần: Nghệ sĩ Đen Vâu
3. “Vua Tiếng Việt: Vua Tiếng Việt đầu tiên lên ngai vàng!”
Niềm vui và vinh dự lớn dành cho ALO Media và Cơ Hội Cho Ai? – Whose Chance? khi chương trình đã xuất sắc lọt vào Top 3 hạng mục “Chương trình giải trí ấn tượng” tại VTV Awards 2022.
Cơ Hội Cho Ai thật sự rất biết ơn và trân trọng tình cảm của các đơn vị đồng hành, đặc biệt là sự ủng hộ quý báu của khán giả trong suốt 4 mùa vừa qua. Đây chắc chắn là sự động viên rất lớn dành cho ê kíp, để Cơ Hội Cho Ai cải tiến hơn nữa, mang đến ngày càng nhiều giá trị thực cho doanh nghiệp, người lao động và khán giả theo dõi chương trình.
Cơ Hội Cho Ai? – Whose Chance? với tiêu chí Phỏng vấn thật – Thương lượng thật – Việc làm thật, hẹn gặp mọi người trong năm 2023 rực rỡ hơn nữa!
Sau hơn 2 tháng bình chọn của giai đoạn 1, Ban tổ chức Ấn tượng VTV – VTV Awards 2022 đã đưa ra danh sách top 5 của 12 hạng mục đề cử năm 2022
Theo thông tin từ BTC, 5 cái tên được lọt vào danh sách Top 5 hạng mục Chương trình giải trí ấn tượng (thứ tự xếp theo alphabet) gồm: Cơ hội cho ai: Cô gái dân tộc thiểu số thay đổi cuộc đời bằng con đường học vấn, Cuộc hẹn cuối tuần: Nghệ sĩ Đen Vâu, Đời nghệ sĩ: Ca sỹ Ngọc Ánh, Ký ức vui vẻ: Biệt động Sài Gòn, “Vua Tiếng Việt: Vua Tiếng Việt đầu tiên lên ngai vàng!”.
Ngoài Vua tiếng Việt là chương trình mới lên sóng, 4 cái tên còn lại đều là những điểm hẹn đã rất quen thuộc với khán giả. Đặc biệt, hai ứng viên Ký ức vui vẻ và Cuộc hẹn cuối tuần đều đã từng có cơ hội nhận cúp danh giá tại VTV Awards. Cụ thể, Ký ức vui vẻ đã từng giành cúp ở VTV Awards 2019 ở hạng mục chương trình Văn hóa – Khoa học xã hội – Giáo dục ấn tượng. Trong khi đó, Cuộc hẹn cuối tuần giành giải Chương trình giải trí ấn tượng ở VTV Awards 2021.
Năm nay, Vua tiếng Việt lần đầu tiên góp mặt trong VTV Awards 2022 với hạng mục Chương trình giải trí ấn tượng. Điều đó đã phần nào cho thấy sức hút của chương trình với đông đảo khán giả. Ngoài ra, một gương mặt cũng được chú ý trong cuộc đua năm nay là Cơ hội cho ai, khi chương trình này góp mặt trong bảng đề cử sau nhiều ứng cử viên khác nhưng đã bứt phá để lọt vào Top 5.
Top 3 đề cử của các hạng mục đã tham dự lễ trao giải được truyền hình trực tiếp vào ngày 01/01/2023 trên kênh VTV1. Đêm trao giải sẽ công bố và vinh danh 1 đề cử có điểm cao nhất.
Có 17 ứng viên được tuyển trên chương trình “Cơ hội cho ai” mùa 4, trong đó, phân nửa đạt được mức lương thỏa thuận từ 30 – 40 triệu đồng/tháng. Lưu Cẩm Văn, 33 tuổi, là ứng viên đạt thỏa thuận mức lương cao nhất chương trình ở mức 40 triệu đồng/tháng, hiện đã gia nhập DH Foods. Còn Tống Hương Giang, thỏa thuận lương 26,8 triệu đồng đã chuyển vào TPHCM sinh sống với sự hỗ trợ nhà ở và xe đi lại từ sếp Thắng Lợi Group.
“Cơ hội cho ai? – Whose chance?” mùa thứ 4 đã khép lại. Theo thống kê của chương trình, xuyên suốt 14 tập của mùa 4 có 17 ứng viên đạt được thỏa thuận công việc trên chương trình.
Trong đó, hai sếp chiêu mộ được nhiều ứng viên nhất là bà Lưu Nga – Nhà sáng lập Thương hiệu Thời trang Elise, và ông Lê Đức Thuấn – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA), với 4 ứng viên
Lưu Cẩm Văn, 33 tuổi, là ứng viên đạt thỏa thuận mức lương cao nhất chương trình ở mức 40 triệu đồng/tháng, được chiêu mộ bởi sếp Nguyễn Trung Dũng – Chủ Tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP DH Foods.
Thực tế, vị sếp trả lương hào phóng nhất chương trình phải kể đến sếp Lưu Nga, offer tới 50 triệu đồng cho một ứng viên không bằng cấp, profile khủng là Huỳnh Hà My, 31 tuổi, người đồng hành và phát triển kênh YouTube Best Ever Food Review Show, từ 20.000 người theo dõi đến hơn 8,5 triệu người theo dõi. Tuy nhiên, My không muốn rời xa gia đình ở TPHCM để ra Hà Nội cho nên đã từ chối offer của sếp Lưu Nga.
Ứng viên đạt thỏa thuận lương thấp nhất là Phạm Hồng Nhung, 22 tuổi, cô gái tốt nghiệp loại giỏi ĐH Bách Khoa TPHCM đã vượt qua đàn chị là du học sinh Úc. Nhung đạt được mức lương thỏa thuận ở mức 16 triệu đồng/tháng, với vị trí Nhân viên R&D và Quản lý Chất lượng tại DH Foods.
Các nhân sự được tuyển giờ ra sao?
Sau cam kết trên truyền hình, một số nhân sự đã về với doanh nghiệp tuyển dụng.
Trịnh Hoàng Quân, 26 tuổi, tốt nghiệp ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị, Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện đã về với FPT Telecom của sếp Hoàng Nam Tiến, với vị trí Trưởng phòng phát triển Doanh nghiệp chi nhánh TPHCM, mức lương thỏa thuận 30.007.777 triệu đồng/tháng.
“Những ngày đầu khi về với FPT, mọi người không đối xử với tôi như một người từ truyền hình ra ngoài, mà đều có sự quan tâm, hỏi han”, Quân tâm sự.
Cấp trên của Quân, ông Lê Nam Dương – GĐ Trung tâm Kinh doanh dự án FPT Telecom – cho biết sau 6 tháng, công ty sẽ đánh giá và định hướng cho Quân dựa vào kết quả thực tế.
Phạm Huyền Trinh, 23 tuổi, cử nhân ngành Kinh tế Quốc tế trường đại học Kinh tế Quốc dân, sau chương trình đang đảm nhận vị trí Chuyên viên nội dung mạng xã hội Tập đoàn ASIM, mức lương 20 triệu đồng.
Sau khi chốt deal, ban nhân sự của ASIM đã lập tức liên hệ với tôi để sắp xếp thời gian đến trao đổi công việc. Đây cũng là nơi có chính sách phúc lợi rất tốt. Sếp Trí là người tôi đã ngưỡng mộ, ở sếp có tinh thần truyền động lực rất lớn về sự sáng tạo, chinh phục cho mỗi nhân sự”, Trinh bày tỏ.
Sếp Vũ Minh Trí – Tổng Giám đốc Tập đoàn ASIM – cho biết Trinh là một Gen Z có tư duy rõ ràng hiếm có. Bạn hiểu rất rõ bạn muốn gì, biết gì và chưa biết gì.
Bên cạnh đó, các ứng viên như Lê Thanh Bình đã về với CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo ngọc (BNA), Lưu Cẩm Văn về với DH Foods, du học sinh Nga Nguyễn Hoài Thu về với FPT Telecom.
Còn Tống Hương Giang, ứng viên thỏa thuận lương 26,8 triệu đồng cho vị trí Phó phòng Digital Marketing của Thắng Lợi Group, đã chuyển vào TPHCM sinh sống với sự hỗ trợ nhà ở và xe đi lại như lời hứa của sếp Nguyễn Thanh Quyền – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn.
“Ca sĩ mặt nạ”, “Cơ hội cho ai”… là những chương trình truyền hình gây chú ý trong năm nay.
Trên đà hồi phục hậu COVID-19, màn ảnh nhỏ năm 2022 chứng kiến những cuộc “phá đảo” ngoạn mục, làm hồi sinh cảm xúc hào hứng của khán giả đối với chương trình truyền hình sau hơn 2 năm dường như ngủ đông vì nỗi lo toan đại dịch.
Trong đó, “2 ngày 1 đêm”, “Ca sĩ mặt nạ”, “Cơ hội cho ai”, “Ký ức vui vẻ” và “Đường lên đỉnh Olympia” là năm chương trình gây ấn tượng đặc biệt, tạo dấu ấn với người xem bởi Format độc đáo, nội dung thú vị, giá trị truyền cảm hứng và hiệu ứng xã hội mang lại.
“2 ngày 1 đêm” – Show du lịch trải nghiệm xóa tan mối nghi ngại “Việt hóa”
“2 ngày 1 đêm” là phiên bản Việt Nam của chương trình cùng tên được sản xuất bởi đài truyền hình KBS Hàn Quốc và là phiên bản quốc tế thứ hai trên thế giới của chương trình này sau phiên bản Trung Quốc. “2 ngày 1 đêm” trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với khán giả vào dịp cuối tuần.
Chương trình quy tụ các thành viên gồm: Trường Giang, Kiều Minh Tuấn, Ngô Kiến Huy, Lê Dương Bảo Lâm, Cris Phan và HIEUTHUHAI. Khẩu hiệu của chương trình là tự do tự lo, từ đó mang đến cho người chơi nhiều trải nghiệm khác biệt. Với mục tiêu quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam, “2 ngày 1 đêm” được ghi hình tại hàng loạt các địa điểm, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trải dài khắp đất nước Việt Nam. Hệ thống trò chơi, thử thách cũng được thiết kế để phát huy tính bản địa, gắn liền với câu chuyện, văn hóa của từng nơi chốn mà 6 thành viên đi qua.
“Ca sĩ mặt nạ” – Đại tiệc âm nhạc đẳng cấp
“Ca sĩ mặt nạ” (The Masked Singer Vietnam) vốn là một gameshow truyền hình ăn khách được mua bản quyền từ King of Mask Singer của Hàn Quốc.
Mỗi tập phát sóng của chương trình đều đem lại lượng rating rất cao cũng như lượng theo dõi cực kì lớn trên YouTube. Thật hiếm khi xuất hiện 1 chương trình mà có đến 15 nghệ sĩ ít nhiều có tên tuổi trong làng giải trí Việt cùng tham gia.
Không chỉ mang đến những giây phút giải trí cho khán giả mà chương trình còn mang đến cho các nghệ sĩ sân chơi âm nhạc hoành tráng, là cơ hội để các “nhân vật mascot” đến gần với công chúng. Và cũng chính các mascot được thiết kế đầy công phu, tỉ mỉ cũng là một điểm cộng cho “Ca sĩ mặt nạ”. Theo chia sẻ từ phía nhà sản xuất, việc đầu tư thiết kế những bộ mascot là quá trình kỳ công suốt hơn 1 năm của cả ê kíp, với tổng chi phí lên đến hàng tỉ đồng.
Cơ hội cho ai? – Whose chance? – “Sàn giao dịch việc làm trên truyền hình” không ngừng đổi mới sau 4 mùa phát sóng
Cơ hội cho ai? – Whose chance? là chương trình truyền hình thực tế về việc làm, phát sóng lần đầu tiên vào trung tuần tháng 9/2019 trên kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam. Tính đến nay, chương trình đã đi qua 4 mùa với 57 tập phát sóng, nhận hàng ngàn hồ sơ đăng ký trên cả nước, mang lại cơ hội việc làm, mở ra con đường sự nghiệp thênh thang cho hàng trăm ứng viên. Mỗi tập phát sóng của chương trình đều đem lại lượng rating cao cũng như lượng theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội.
Bên cạnh thành công trong việc kết nối nhu cầu tìm việc của người lao động với tìm người của nhà tuyển dụng, chương trình còn được đánh giá như một sàn giao dịch việc làm công khai, minh bạch khi xuất hiện nhiều tệp ứng viên đa dạng về tuổi đời, tuổi nghề, cũng như kinh nghiệm làm việc.
Phỏng vấn thật – Thương lượng thật – Việc làm thật là 3 giá trị cốt lõi mà Nhà sản xuất luôn đề cao và gìn giữ trong suốt hành trình ra mắt và chinh phục khán giả.
Trong lần quay trở lại của mùa 4, NSX đã có một điểm đổi mới quan trọng, đó là áp dụng Quyền thương lượng dành cho ứng viên tại vòng 3 – Cơ hội cho ai. Việc bổ sung “Quyền thương lượng” trong mùa 4 chương trình Cơ Hội Cho Ai, nhằm mục đích đảm bảo gần thực tế nhất với quá trình thương lượng chính sách đãi ngộ giữa doanh nghiệp và người lao động, đồng thời giúp cho phần “chốt deal” giữa các Sếp và ứng viên diễn ra bất ngờ, hấp dẫn, kịch tính hơn. Ứng viên có thêm một cơ hội cuối cùng để chứng tỏ năng lực, thể hiện cá tính, nhằm thuyết phục các Sếp để có được 1 cơ hội việc làm thiết thực hoặc những quyền lợi tương xứng hơn với năng lực của ứng viên.
Giữa lúc nền kinh tế, thị trường lao động có nhiều biến động, khó khăn hậu đại dịch, thì sự đổi mới này đã góp phần mang đến càng nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho người lao động. Qua thực tế ghi hình, các Sếp, ứng viên và giới quan sát đánh giá là một điểm đổi mới mang tính nhân văn và có giá trị thực tế cao.
Mới đây, Cơ hội cho ai vinh dự được đề cử hạng mục Chương trình Giải trí ấn tượng trong khuôn khổ VTV Awards – Ấn tượng VTV 2022 với câu chuyện cô gái dân tộc thiểu số thay đổi cuộc đời bằng con đường học vấn.
“Ký ức vui vẻ” – Nơi lưu giữ miền kỳ ức bao thế hệ
Lên sóng lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2018, “Ký ức vui vẻ” nhanh chóng chiếm được tình cảm của khán giả Việt. Chương trình giúp người xem nhớ về, hoài niệm hoặc hiểu biết thêm những kí ức ở những thập niên 1960, 1970, 1980, 1990 và 2000, Tại “Ký ức vui vẻ” các trào lưu văn hóa – nghệ thuật, những món đồ hay hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ được tái hiện lại với không khí tươi vui.
“Đường lên đỉnh Olympia” – Sàn đấu ước mơ của hàng triệu học sinh Việt
“Đường lên đỉnh Olympia” là chương trình trò chơi truyền hình có tuổi đời dài nhất hiện còn phát sóng trên VTV3 và được giới học sinh Việt Nam rất yêu mến. Mỗi năm có 36 cuộc thi tuần, 12 cuộc thi tháng, 4 cuộc thi quý được phát sóng và 1 trận chung kết năm được truyền hình trực tiếp trên VTV3.
Kể từ năm phát sóng thứ 22, Khánh Vy thay thế MC Diệp Chi Cùng với BTV Ngọc Huy trở thành MC mới của chương trình. Sau hơn 23 năm phát sóng, “Đường lên đỉnh Olympia” đã trở thành ước mơ của rất nhiều bạn học sinh. Được đứng trên trường quay S14, trả lời những câu hỏi và giành được chiếc vòng nguyệt quế là ước mơ ấp ủ của nhiều thế hệ học sinh trên cả nước.